Học tập đạo đức HCM

Ông Lê Văn Chuẩn: Hiệu quả từ mô hình đa canh tổng hợp

Thứ sáu - 02/09/2016 11:21
Ở khu phố Mỹ Lợi, phường Nhị Mỹ, thị xã Cai Lậy, có ông Lê Văn Chuẩn là một nông dân điển hình vượt khó, vươn lên làm giàu từ mô hình đa canh tổng hợp.

Năm 1978, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự xuất ngũ về địa phương, ông Chuẩn lập gia đình. Hoàn cảnh gia đình khó khăn cha mẹ cho riêng 2 công ruộng, vợ chồng ông làm lụng quanh năm, nhưng cuộc sống vẫn thiếu trước hụt sau. Ông vay vốn đóng xuồng ba lá trọng tải trên 1 tấn chở lúa thuê cho nông dân.

Năm 1985, dành dụm được một số vốn, ông Chuẩn chuyển sang nuôi vịt thịt, mỗi năm 3 đợt, mỗi đợt từ 300 - 500 con, nhờ áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi, chuồng trại khô ráo, thoáng mát hợp vệ sinh, khẩu phần ăn hợp lý, đàn vịt tăng trưởng nhanh, ít dịch bệnh, bên cạnh, tận dụng lúa rơi vãi ngoài đồng và cua, ốc có sẵn trong tự nhiên làm thức ăn cho vịt, nên hạn chế chi phí thức ăn, nghề nuôi vịt chạy đồng cho ông lợi nhuận vài chục triệu đồng/năm.

Năm 1990, dịch bệnh xuất hiện nhiều trên gia cầm, ông chuyển sang nuôi trâu cày đất thuê. Thời gian này, nông dân làm nông nghiệp chủ yếu bằng thủ công, nên công việc cày đất thuê khá thuận lợi, mỗi năm cày vài trăm công đất thu hoạch vài trăm giạ lúa, tích lũy vốn, ông mua thêm 13 công ruộng.

Năm 1993, cơ giới hóa phát triển, ông bán trâu chuyển sang nuôi bò sinh sản cho đến nay, với 2 con bò nái mỗi năm bán 2 con bò giống trị giá 15 triệu đồng. Theo ông Chuẩn, nghề nuôi bò sinh sản ít tốn chi phí, chủ yếu lấy công làm lời, tận dụng cỏ, rơm ngoài đồng làm thức ăn. Năm 1996, ông xây dựng được nhà ở khang trang, mua sắm đầy đủ tiện nghi.

Với 1,5 ha ruộng, ông Chuẩn mạnh dạn áp dụng chương trình "3 giảm, 3 tăng", sạ lúa theo hàng từ 120 - 150 kg/ha, tùy theo mùa vụ, tiết kiệm chi phí khoảng 2 triệu đồng/ha so với gieo sạ truyền thống trước đây. Ngoài ra, ông còn ương, ép cá giống và nuôi cá tai tượng đẻ, mỗi năm, thu nhập vài chục triệu đồng, thời gian gần đây, do đầu ra cá giống không ổn định, nên ông chuyển sang trồng lúa.

Ngoài ra, ông Chuẩn tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng ở địa phương, gương mẫu thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, dừng lại ở 2 con nuôi dạy tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Nhờ chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, từ nghèo khó ông Lê Văn Chuẩn đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Theo TienGiang.Gov

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập696
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm695
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại797,309
  • Tổng lượt truy cập93,174,973
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây