Dễ nuôi và cũng dễ thương
Trao đổi với Dân Việt, ông Trần Chín cho biết, trước đây đã từng chăn nuôi nhiều con nhưng thu nhập khá bấp bênh. Năm 2010, ông bắt đầu chuyển sang chồn hương vì thấy nuôi loài này không khó. Với số tiền tích cóp được hơn 70 triệu đồng, ông xây dựng chuồng trại và thả nuôi thử nghiệm 5 cặp chồn. Ngay năm đầu tiên đã cho lãi hơn 80 triệu đồng. Thấy nuôi chồn hương cho thu nhập cao, ông Trần Chính quyết định đầu tư quy mô trang trại.
Mô hình chăn nuôi chồn hương của lão nông Trần Chín có mức lãi trên 300 triệu đồng/năm. Ảnh: Đoàn Hồng
Theo ông Chín, nên chọn nuôi những con chồn nhanh nhẹn, không dị tật, lông mượt mà, mắt mũi tinh anh…Nếu chọn con làm giống thì tốt nhất lấy những con nuôi từ nhỏ lên vì chúng đã có thời gian thích nghi với môi trường nuôi nhốt. Chồn giống sau khi nuôi khoảng 1 năm thì bắt đầu đẻ con. Mỗi năm chồn hương mẹ đẻ khoảng 2 lứa, mỗi lứa từ 2-3 con.
Ông Chín đúc kết, con giống và cơ sở vật chất chuồng trại là yếu tố quyết định đến việc thành bại trong nuôi chồn hương, bởi điều này quyết định đến tốc độ sinh trưởng của chồn. Tùy vào giai đoạn phát triển của chồn mà cân đối lượng thức ăn, cách chăm sóc cho phù hợp.
Ông Trần Chín cho biết, chồn hương thịt thương phẩm có giá từ 1,3-1,5 triệu đồng/kg. Ảnh: Trần Hậu
Chồn hương dễ thương, là loài ưa sạch sẽ, không thích chỗ ẩm ướt, hôi hám. Trong quá trình nuôi phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để chồn không bị bệnh; thay nước uống thường xuyên. Định kỳ mỗi tháng xổ giun một lần để chồn háu ăn, mau lớn. Vào mùa nắng nóng phải thường xuyên tưới nước làm mát mái chuồng trại. Ngoài ra, chồn hương rất thích bóng tối và thường hay ăn vào ban đêm, do đó, nếu chuồng sáng quá thì chồn sẽ bị đau mắt...
“Chồn hương là loài rất dễ nuôi, chi phí thức ăn lại thấp. Chỉ lúc mới nuôi, chi phí đầu tư xây dựng chuồng trại, con giống tương đối cao. Trại nuôi chồn hương của tôi lúc này có hơn 100 con chồn các loại, trong đó, có 50 con mẹ sinh sản, mỗi năm đẻ hơn 100 chồn con. Trung bình chồn giống có giá từ 8-10 triệu đồng/cặp; chồn thịt thương phẩm có giá từ 1,3-1,5 triệu đồng/kg. Trừ chi phí, tôi thu lãi hàng năm hơn 300 triệu đồng từ việc bán chồn giống và chồn thịt…” - ông Chín hồ hởi.
Đầu ra ổn định
Ông Trần Chín cho biết thêm, chồn hương dù nuôi nhốt đã thuần nhưng vẫn giữ bản tính hoang dã. Nếu nuôi chung thường cắn nhau đến chết, nên phải thiết kế những ô chuồng nhỏ để nuôi mỗi con một ô. Chồn là thứ ăn tạp, ngoài các loại trái cây như chuối, mít, chôm chôm,…chồn còn ăn thịt heo luộc, cháo thịt bằm, mỗi ngày cho ăn 1-2 lần. Và để đảm bảo sự phát triển của chồn, cần bổ sung các chất dinh dưỡng như B.complex, cám gà đậm đặc...
Chồn hương giống có giá từ 8-10 triệu đồng/cặp. Ảnh: Trần Hậu
Chồn ăn tạp nên phải chú ý bảo đảm cho hệ thống tiêu hóa luôn ổn định mới không bệnh, lớn nhanh. Theo ông Trần Chín, tốt nhất là cho chồn sử dụng men tiêu hóa. Trong quá trình nuôi cần theo dõi thời điểm chồn động dục để tiến hành phối giống, bảo đảm mỗi lần phối đều đạt giúp chúng sinh sản liên tục sẽ cho hiệu quả kinh tế cao.
“Hiện nay, đầu ra của chồn hương khá ổn định, thương lái đến tận nhà thu mua. Lứa chồn nào xuất chuồng là bán hết ngay. Năm tới, tôi dự tính đầu tư thêm khoảng 100 triệu đồng để mở rộng quy mô trang trại lên khoảng 100 con chồn mẹ sinh sản, nâng tổng đàn lên khoảng 200 con. Qua đó có nguồn cung cấp dồi dào hơn cho thị trường cũng như bà con nông dân trên địa bàn có nhu cầu mua nuôi…” - ông Trần Chín nói.
Theo Trần Hậu - Đoan HồngBaos Dân Việt.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã