Học tập đạo đức HCM

Lấy bằng đại học về quê nuôi chim cút

Thứ bảy - 21/01/2017 08:39
Tốt nghiệp khoa Tài chính – ngân hàng của Học viện Tài chính, nhưng Mông Thanh Tú (ở thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, Yên Bái) đã quyết định về quê nuôi chim cút. Mô hình nuôi chim cút của Tú đang phát triển tốt, hứa hẹn nhiều thành công.

Sinh ra và lớn lên ở miền núi, gia đình Tú sở hữu một mảnh đất khá rộng, khoảng 6.000m2. Nhà chỉ có 2 mẹ con nên cuộc sống rất khó khăn. Mong cho con không phải vất vả, mẹ đã động viên và Tú thi đỗ vào Học viện Tài chính. Mặc dù vẫn quyết tâm theo học xong đại học, nhưng Tú luôn nung nấu ước mơ về quê làm giàu.

 lay bang dai hoc ve que nuoi chim cut hinh anh 1

Mông Thanh Tú (phải) giới thiệu về mô hình nuôi chim cút đẻ. Ảnh: T.H

Với suy nghĩ đó, trong 4 năm học Tú đã đi nhiều nơi, vừa để thăm gia đình bạn bè, đồng thời tìm đến các mô hình kinh tế cho thu nhập cao để học tập. Tú vô cùng tâm đắc với mô hình nuôi chim cút ở Chương Mỹ (Hà Nội). Năm 2015, Tú tốt nghiệp đại học và về quê thuyết phục mẹ đầu tư xây dựng mô hình nuôi chim cút.

Không có vốn, mẹ Tú đứng ra vay tiền ngân hàng. Tú kết hợp với một người bạn thân cùng chung vốn để xây dựng mô hình. Ban đầu, Tú nuôi 1 vạn con chim giống. Do chưa có kỹ thuật nên chết trên 8.000 con. Thất bại ngay bước đầu, nhưng Tú không nản chí. Với gần 2.000 con chim giống còn lại, Tú mày mò học hỏi trên sách báo tìm hiểu kỹ thuật và cật lực chăm sóc. Sau 2 tháng, lứa chim đầu tiên cũng cho xuất bán, thu về 12 triệu đồng. Mặc dù bị lỗ vốn, nhưng Tú vẫn quyết tâm theo đuổi mô hình. Tuy nhiên để có thêm kiến thức, Tú tạm nghỉ công việc chăn nuôi 2 tháng để đi học hỏi kinh nghiệm ở một số mô hình khác trong tỉnh. Lần này cẩn thận hơn, Tú chỉ nuôi 1.000 con chim giống, tỷ lệ sống đạt gần 90%. Sau 2 tháng nuôi, xuất bán chim thịt thu về 7,5 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 2,5 triệu đồng.

 Áp dụng phương pháp nuôi gối nên Tú có chim thịt xuất bán đều đặn. Bên cạnh chim cút thịt, Tú tiếp tục đầu tư thêm chuồng để nuôi chim đẻ. Từ đầu năm 2016 đến nay, lúc nào trong trang trại của Tú cũng có 1.000 con chim cút đẻ, trừ mọi chi phí bán trứng mỗi ngày Tú có lãi hơn 150.000 đồng. Tú tâm sự: “Qua tính toán, trừ mọi chi phí sau khi bán trứng và chim thịt mỗi tháng mình có lãi khoảng 5 triệu đồng. Thời gian tới mình sẽ tiếp tục mở rộng mô hình tăng số lượng chim thịt và chim đẻ…”.

Theo Triệu Huấn/ Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập314
  • Hôm nay57,576
  • Tháng hiện tại888,303
  • Tổng lượt truy cập92,062,032
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây