Học tập đạo đức HCM

Mô hình sản xuất nấm công nghệ cao thách thức mọi thời tiết

Thứ tư - 23/05/2018 20:27
Nấm được cho là loại cây trồng đỏng đảnh và khó tính vào bậc nhất, đặc biệt với những loài xuất xứ từ vùng ôn đới như “nữ hoàng nấm” kim châm.
09-22-22_nh_nm_1
Sự khác nhau hoàn toàn giữa nấm Việt Nam và Trung Quốc

Nhiều người cho rằng với khí hậu tự nhiên ở Việt Nam thì nấm kim châm rất khó phát triển nhưng trang trại nấm Kinoko Thanh Cao của chị Dương Thị Thu Huệ lại chứng minh điều ngược lại. Trong những ngày hè nóng đổ lửa ở đây vẫn tấp nập đóng gói, xuất bán ra thị trường ngót 1 tấn hàng.  

Chinh phục “nữ hoàng” đỏng đảnh

14 năm trước, chị Dương Thị Thu Huệ - GĐ Cty Kinoko Thanh Cao ở xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, Hà Nội chỉ trồng các loại nấm có ở Việt Nam như nấm linh chi, nấm mộc nhĩ, nấm sò, nấm rơm và nấm mỡ, sản xuất theo hướng mùa nào thức đó. Nhưng quá trình sản xuất ấy đã đem lại lợi nhuận rất thấp, rủi ro rất cao, bởi phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Từ đó, chị nhận thấy cần phải cố gắng, tích lũy và thay đổi công nghệ để có một lượng nấm ổn định cung cấp cho nhà phân phối.

Nhà máy chính thức được xây dựng vào tháng 4/2016 với tổng diện tích 3ha, diện tích nuôi trồng nấm 3.000m2 áp dụng công nghệ của Nhật Bản, chi phí đầu tư máy móc, cơ sở vật chất lên đến gần 50 tỷ đồng. Các nguyên liệu đầu vào như cám gạo, cám mạch, lõi ngô, bã mía, bã củ cải, đậu tương, ngô nghiền... được phối trộn, thanh trùng rồi cấy giống bằng máy móc đảm bảo độ đồng đều và sự chính xác cao.

09-22-22_nh_nm_2
Nấm kim châm sản xuất theo công nghệ Nhật Bản lần đầu tiên ở Việt Nam tại trang trại Kinoko Thanh Cao

Loại nấm kim châm có biên độ sinh trưởng chỉ nằm trong khoảng từ 5 - 16oC, môi trường sống yêu cầu nghiêm ngặt. Nguyên liệu được xử lý qua lò hấp sấy để loại bỏ các vi sinh vật gây hại. Quá trình khử trùng này diễn ra trong 8 tiếng ở nhiệt độ trên 100oC và độ ẩm từ 70 - 90%, sau đó những lọ nấm được tự động chuyển sang phòng làm lạnh nhanh. Nấm ở giai đoạn ươm sợi rất mẫn cảm với môi trường, đến nỗi không chỉ yêu cầu nhiệt độ, ẩm độ mà chất lượng nước cung cấp cho máy tạo ẩm cũng cần sạch tuyệt đối.

Theo chị Dương Thị Thu Huệ, chủ trang trại nấm Kinoko: “Nước ở đây chúng tôi phải lọc qua hệ thống bể lọc gồm có cát, sỏi, đá và đá thạch anh. Cuối cùng, phải có một lần lọc nữa là qua than hoạt tính. Sau đó, đưa nước lên thác, từ thác trước khi chảy vào các phòng để máy tạo ẩm sóng siêu âm hoạt động phải qua một bộ lọc nữa ở ngay mỗi cửa phòng”.

Cấy giống là công đoạn quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của việc ra nấm. Bởi vậy những công nhân ở đây cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về khử trùng hệt như trước khi vào phòng mổ: “Từ bên ngoài vào phải khử trùng, mặc quần áo, đầu mũ gọn gàng để đề phòng vi khuẩn lây lan vào trong phòng giống. Nếu đã có vi khuẩn nó sẽ lây lan rất nhanh phải bỏ đi cả một lô sản xuất”.  

Hướng đi mới trong SXNN 4.0

Theo chị Huệ, công nghệ sản xuất nấm của Nhật Bản khác với công nghệ của Việt Nam ở các điểm: về máy móc, thiết bị hoàn toàn trong nhà lạnh, được quản lý chặt chẽ về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. Nguyên liệu sản xuất nấm trong nước chủ yếu là mùn cưa, rơm rạ nên sản lượng nấm làm ra không cao, lại tốn nhiều thời gian chăm sóc. Đặc biệt, sản xuất nấm kim châm bằng lọ theo công nghệ này trong thành phần nguyên liệu chỉ có 35% là chất thô, 65% còn lại là các loại cám dinh dưỡng nên nấm đảm bảo chất lượng, độ dinh dưỡng cao và có thể sản xuất nấm quanh năm.

09-22-22_nh_nm_4_1
Người tiêu dùng chăm chú lắng nghe chuyên gia trao đổi kỹ năng nhận diện sản phẩm an toàn

Với quy mô 3.000m2, công suất 5.000 lọ/một ngày, trang trại nấm Kinoko Thanh Cao chỉ cần 15 người lao động và quản lý.

Sản xuất theo công nghệ của Việt Nam hiện nay chủ yếu làm bằng tay và sức người là chính. Nhưng công nghệ của Nhật Bản thì khác, trong quá trình hấp, ủ, trộn thì đều có các máy móc đi theo để kiểm tra, đo đếm các lượng cho vào như thế nào từng gram từng gram một.

Sản phẩm của trang trại Kinoko khi đưa ra thị trường được các bên liên quan đến quản lý về chất lượng nông sản kiểm định 6 tháng một lần. Ngoài ra, công ty còn gửi mẫu nấm sản xuất sang Nhật, dù chi phí mỗi lần gửi tương đương 1.000 USD/1 mẫu.

Chị Dương Thị Thu Huệ tự hào khẳng định: “Việt Nam chưa có một nhà máy nào sản xuất được nấm kim châm theo công nghệ quy mô công nghiệp và ra được khoảng 1 tấn nấm/ngày. Trong khi đó các nhà phân phối, các nhà kinh doanh nấm phải sang Trung Quốc nhập khẩu nấm về, mỗi ngày khoảng 100 tấn nấm”.

09-22-22_nh_nm_5
Chị Dương Thị Thu Huệ giới thiệu với mọi người về mô hình nấm công nghệ cao

Với quy trình công nghệ hiện đại, cây nấm phát triển tốt, đạt chất lượng cao, hiện mỗi ngày đơn vị này cung cấp ra thị trường 1 tấn nấm, với giá từ 100.000 - 120.000 đồng/kg tại các siêu thị và cửa hàng thực phẩm sạch ở miền Bắc lẫn miền Nam. Hiện tại doanh thu mỗi tháng của công ty lên tới hàng chục tỷ đồng.  

Truy xuất nguồn gốc - nâng cao nhận diện

Theo chị Huệ: “Dù toàn bộ sản phẩm nấm kim châm do nhà máy sản xuất được bày bán tại siêu thị nhưng điều đáng lo là phần lớn người tiêu dùng vẫn chưa nhận diện đúng về sản phẩm. Không ít người vẫn cho rằng đây là nấm nhập từ Trung Quốc và được đóng gói tại Việt Nam, thậm chí nhiều bà nội trợ vẫn quan niệm Việt Nam không sản xuất được nấm kim châm”.

Để xóa bỏ quan niệm này cũng như để người tiêu dùng biết đến và sử dụng nhiều hơn sản phẩm nấm kim châm Kinoko Thanh Cao, chị Huệ mong muốn tiếp tục được UBND TP Hà Nội, các sở, ngành tăng cường truyền thông, quảng bá sản phẩm.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, bà Vũ Thị Hương cho rằng: “Thành công của Cty TNHH Xuất nhập khẩu Kinoko Thanh Cao đã mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp trồng nấm công nghệ cao của Hà Nội. Trước mắt, để hỗ trợ doanh nghiệp về nhận diện sản phẩm nấm kim châm sạch có nguồn gốc, xuất xứ Việt Nam, Trung tâm sẽ tiếp tục tham mưu cho Sở NN-PTNT Hà Nội xây dựng cơ chế phối hợp với các địa phương tổ chức cho cán bộ, hội viên tham quan, học tập mô hình”.

09-22-22_nh_nm_6
Phòng ươm nấm tại trang trại Kinoko với công suất 50 000 lọ/ lần, nhiệt độ từ 16 - 20oC, độ ẩm 80%
09-22-22_nh_nm_7
Phòng ra nấm, mỗi phòng chứa 22.000 lọ với công suất tối đa 6 tấn
09-22-22_nh_nm_8
Đóng gói bao bì, nhãn mác cho sản phẩm và xuất ra thị trường
Hiện tại, sản phấm nấm kim châm đã áp dụng giải pháp truy xuất nguồn gốc của Trung tâm Hội nhập và Phát triển IDE nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm. Qua hệ thống thông tin điện tử mã QR người tiêu dùng có thể dễ dàng có được những thông tin minh bạch về sản phẩm để từ đó lựa chọn những sản phẩm phù hợp.
Theo Trung  Anh - Nguyễn Quỳnh/Báo Nông Nghiệp.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập325
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm324
  • Hôm nay46,680
  • Tháng hiện tại821,958
  • Tổng lượt truy cập91,995,687
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây