Học tập đạo đức HCM

Xây dựng vùng đặc sản địa phương: 14 xã miền núi vượt khó bằng “2 chân”

Thứ tư - 23/05/2018 18:49
Khi triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), 14 xã miền núi thuộc 5 huyện trên địa bàn Hà Nội có xuất phát điểm thấp và khó khăn. Song với cách làm sáng tạo của địa phương, đồng thời nhờ Nhà nước tăng cường đầu tư vùng đồng bào dân tộc, 14 xã này đã có những đổi thay mạnh mẽ.

Xây dựng vùng đặc sản dựa trên trên thế mạnh địa phương

Huyện Ba Vì chiếm tới 1/2 tổng số xã trong 14 xã vùng dân tộc và miền núi của Hà Nội. Trong số 7 xã vùng dân tộc của huyện Ba Vì, xã Ba Trại được xem là điểm sáng nhất. Sau hơn 6 năm nỗ lực, xã Ba Trại đã chính thức đủ điều kiện xét công nhận đạt chuẩn NTM năm 2017. Đặc biệt, đây cũng là địa phương đầu tiên trong số 7 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của huyện Ba Vì đạt được thành tích này.

Ông Nguyễn Đức Dần - Chủ tịch UBND xã Ba Trại cho biết, đời sống của người dân xã Ba Trại chủ yếu nhờ vào sản xuất nông nghiệp, trong đó nguồn thu chính là từ cây chè (451ha) với 9/9 thôn đều làm nghề sản xuất và chế biến chè búp khô. Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 3 - 5% nhưng Ba Trại vẫn là một xã nghèo của huyện Ba Vì, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, cơ sở hạ tầng nông thôn còn yếu kém, nông sản làm ra chưa có chỗ đứng tốt trên thị trường. Để góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân, Ba Trại đang tập trung phát triển các làng nghề sản xuất chè theo hướng an toàn.

 xay dung vung dac san dịa phuong: 14 xa mien nui vuot kho bang “2 chan” hinh anh 1

Nhiều hộ dân trên địa bàn 2 xã miền núi Đông Xuân, Phú Mãn (huyện Quốc Oai, Hà Nội) nuôi lợn rừng đặc sảnvà có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ảnh: Thu Hà

Theo đó, từ năm 2014, xã đã thành lập Ban chỉ đạo sản xuất và chế biến chè Ba Trại, triển khai tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân về quy trình thâm canh chè theo hướng VietGAP, đưa cơ giới hoá vào sản xuất chè an toàn và thay thế dần giống chè trung du lá nhỏ đã già cỗi, đồng thời triển khai xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ chè an toàn… Xã phấn đấu nâng cao hiệu quả kinh tế trên vùng đất đồi gò với thu nhập đạt bình quân 150 - 200 triệu đồng/ha/năm.

TÌnh hình kT-XH  các xã vùng dân tộc

Tốc độ tăng trưởng bình quân: 12%
Thu nhập bình quân đầu người: 25 triệu đồng/năm
100% xã có đường ô tô đến trụ sở
60% đường trục thôn được bê tông hóa.

Cùng với nhân rộng mô hình chè sạch, chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP với sự hỗ trợ của Sở NNPTNT Hà Nội, xã Ba Trại cũng đồng thời triển khai cho vay vốn, hỗ trợ sản xuất và đào tạo nghề cho đồng bào…

Tập trung nguồn lực hỗ trợ các xã miền núi

Theo Chủ tịch UBND xã Ba Trại, để có được kết quả trên, bên cạnh nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, cần phải kể tới sự hỗ trợ, đầu tư rất lớn của TP.Hà Nội. Trong tổng nguồn vốn đã giải ngân phục vụ công tác xây dựng NTM của xã Ba Trại là 363,2 tỷ đồng thì kinh phí thành phố hỗ trợ lên tới 316 tỷ đồng; ngân sách huyện, xã là 11,8 tỷ đồng.

Tính đến cuối tháng 10.2017, Hà Nội đã hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn 1,329 tỷ đồng; hỗ trợ y tế, giáo dục đào tạo, thông tin truyền thông, nhờ đó cải thiện và nâng cao đời sống của đời sống đồng bào dân tộc thiểu số.

Cũng là xã dân tộc miền núi, trước năm 2016, huyện Quốc Oai có 4 thôn thuộc 2 xã Phú Mãn và Ðông Xuân được xếp vào danh sách các thôn được hưởng chính sách của Chương trình 135. Nhưng đến cuối năm 2016, các thôn này đều đã đủ điều kiện ra khỏi chương trình này và “cán đích” chương trình xây dựng NTM.

Hà Nội hiện có 5 huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và Mỹ Đức với 14 xã thuộc khu vực miền núi tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Theo đại diện Ban Dân tộc TP.Hà Nội, cùng với phong trào xây dựng NTM trên toàn thành phố, những năm qua, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn Thủ đô luôn được Thành ủy, HĐND, UBND TP.Hà Nội quan tâm, chỉ đạo.

Nhiều chính sách dân tộc của Trung ương được thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc, sáng tạo và hiệu quả, nổi bật là chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định 102/QĐ-TTg ngày 7.8.2009 của Thủ tướng Chính phủ. Do giá cả ở Thủ đô cao hơn các tỉnh, thành phố khác nên UBND thành phố đã quy định nâng mức hỗ trực trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo cao hơn mức quy định của Chính phủ.

Theo Thu Hà/Báo Dân Việt.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập561
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại786,124
  • Tổng lượt truy cập93,163,788
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây