Học tập đạo đức HCM

Nghe mà ham: Trồng 24.000 cây rau/lứa, lãi ròng 100 triệu đồng mỗi tháng

Thứ tư - 02/08/2017 01:00
Trên diện tích 1.500m2 nhà lưới trồng rau thủy canh, mỗi lứa, anh Phan Nguyên Bic trồng 24.000 cây rau thuộc 12 loại rau ăn lá các loại. Sau 27-30 ngày anh Nguyên Bic thu hoạch và bán rau, trừ chi phí lãi bình quân 100 triệu đồng mỗi tháng.

Thời gian gần đây, mô hình trồng rau theo phương pháp thủy canh hồi lưu của anh Phan Nguyên Bic (SN 1986) ở khối 11, phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột đã cung cấp một lượng rau sạch ổn định ra thị trường, được nhiều người biết đến, tham quan và học hỏi.

 nghe ma ham: trong 24.000 cay rau/lua, lai rong 100 trieu dong moi thang hinh anh 1

Anh Phan Nguyên Bic bên lứa rau thủy canh mới chuẩn bị cho thu hoạch.

Vốn là Thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ sinh học, anh Bic luôn ấp ủ ý tưởng làm ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, vừa bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng vừa giảm được chi phí sản xuất mà vẫn đạt năng suất cao.

Năm 2015, trong những chuyến tham quan thực tế các mô hình trồng rau thủy canh ở thành phố Đà Lạt, có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam và Hà Lan nên anh đã nắm bắt được kỹ thuật trồng và chăm sóc rau theo phương pháp này. Đầu năm 2017, anh mạnh dạn đầu tư hơn 1 tỷ đồng để xây dựng hệ thống nhà lưới trồng rau thủy canh rộng 1.500m2. 

Do thời tiết ở Đắk Lắk có nhiều khác biệt so với Đà Lạt nên lứa rau đầu tiên phát triển chậm, không đồng đều. Nhưng rút kinh nghiệm từ thất bại, cùng sự giúp sức của các chuyên gia kỹ thuật nước ngoài, anh Bic tự tin gieo trồng lứa thứ hai. Anh đã lắp đặt hệ thống phun sương tự động, làm lạnh nước, máy đo thông số để kiểm soát được nguồn dinh dưỡng, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của từng loại rau.
Các khâu từ chọn giống, gieo trồng, chăm sóc tới thu hoạch đều tuân theo 1 quy trình nghiêm ngặt. Nhờ được trồng và chăm sóc theo quy trình VietGAP, trong điều kiện không có sâu bệnh, được cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng nên vườn rau phát triển rất nhanh, cho chất lượng đồng đều, năng suất cao.
Trên cùng diện tích nhà lưới sau khi đã nâng cấp, anh Bic trồng được 24.000 cây rau, gồm 12 loại rau ăn lá khác nhau như xà lách, cải cay, cải thìa, cải chân vịt, rau muống... Trung bình sau 27-30 ngày trồng (sớm hơn rau trồng trên đất từ 3-5 ngày) là có thể thu hoạch, trọng lượng mỗi cây rau đạt từ 300-400g. Với giá bán từ 30.000 -50.000 đồng/kg, sau khi trừ các chi phí, mỗi tháng anh thu lãi khoảng 100 triệu đồng.

Anh Bic cho biết: “Mục đích việc làm nhà lưới, mặt đất lót bạt là để không cho côn trùng vào đẻ trứng, ngăn chặn mầm bệnh từ đất nên người trồng rau không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Ưu điểm của mô hình này là tỷ lệ hư hao rất ít, gần như lá nào cũng dùng được do khâu bảo quản tốt và tuyệt nhiên không bị lấm đất.”

Đến nay, vườn rau của anh đã đi vào hoạt động ổn định, cung cấp hơn 1 tạ rau mỗi ngày cho các chuỗi cửa hàng rau sạch ở TP. Buôn Ma Thuột và các tỉnh khác như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội... Vườn rau không chỉ đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh, mà còn tạo việc làm cho 5-7 lao động thời vụ tại địa phương, với thu nhập bình quân hơn 5 triệu/tháng.

Ngoài ra, anh cũng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, chuyển giao công nghệ cho những ai muốn trồng rau bằng phương pháp thủy canh, tạo điều kiện cho sinh viên ngành nông nghiệp đến tham quan vườn rau để phục vụ cho việc học lý thuyết cũng như thực hành.

Với những thành công ban đầu, sắp tới anh sẽ tiếp tục mở rộng diện tích vườn rau thêm 2.000 m2, đưa sản phẩm rau sạch của mình vào các hệ thống siêu thị, phục vụ nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng trong cả nước.

Anh cũng đang bắt đầu triển khai nhiều dự án sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa ứng dụng công nghệ cao nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, nhưng vẫn bảo đảm về chất lượng cũng như giá thành sản phẩm; góp phần đẩy lùi được những sản phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đang tràn lan trên thị trường hiện nay.

                                                                                                                                                                                                                               Theo Tuyết Mai (Báo Đắk Lắk)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập160
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm151
  • Hôm nay54,344
  • Tháng hiện tại861,375
  • Tổng lượt truy cập88,216,445
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây