Học tập đạo đức HCM

Đơn thân, vay 50 triệu đồng nuôi trâu, sẽ nhanh trả vốn gốc

Thứ tư - 02/08/2017 18:13
Giữa tháng 7 vừa qua, theo chân cán bộ Ngân CSXH tỉnh Hà Tĩnh thăm những gia đình cựu chiến binh (CCB), cựu thanh niên xung phong (TNXP) vay vốn các chương trình tín dụng ưu đãi, chúng tôi được nghe những câu chuyện sống động về người lính thời bình vươn lên trên “mặt trận” kinh tế.
Trách nhiệm với người có công

Cựu TNXP Trương Thị Oanh ở phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh, tạo ấn tượng đặc biệt chúng tôi bởi sự mạnh mẽ, tháo vát. Tham gia TNXP ở các đơn vị thuộc Đoàn 559 suốt 9 năm ròng, trở về quê hương khi đã gần 30 tuổi, chẳng còn tìm được người nâng khăn sửa túi, bà Oanh xin nhận một bé làm con nuôi.

 don than, vay 50 trieu dong nuoi trau, se nhanh tra von goc hinh anh 1

Cựu TNXP Trương Thị Oanh tranh thủ thời gian rảnh bện chổi bán để trả tiền lãi hàng tháng cho món vay ưu đãi. Ảnh: M.T

Chúng tôi thường nhắc cán bộ và các tổ chức hội nhận ủy thác, đối với những người có công với cách mạng, nếu họ đúng đối tượng và có nhu cầu vay vốn thì hết sức tạo điều kiện. Phải đồng hành với họ bằng cả trách nhiệm và tình cảm”.

Bà Trần Thị Bích Hà

Con gái lấy chồng, còn lại một mình, bà quyết định xin vay vốn hộ nghèo của Ngân hàng CSXH để nuôi trâu. Tháng 7.2015, với 50 triệu đồng vốn vay  thuộc chương trình hộ nghèo, bà Oanh xây chuồng trại kiên cố và mua 2 con trâu. Bà vui vẻ chia sẻ: “Đến nay, đàn trâu của tôi đã có 4 con. Chăm cho mấy con nghé lớn chút nữa, tôi sẽ bán bớt để trả nợ vốn gốc khi đến hạn. Còn lại tiếp tục nhân đàn để tạo nguồn tích lũy”.

Nhanh nhẹn, tháo vát, chịu thương chịu khó, hàng tháng bà Oanh còn tranh thủ thời gian rảnh rỗi làm thêm nghề bện chổi để xoay xở tiền tiêu.

Theo Giám đốc Ngân hàng CSXH thị xã Hồng Lĩnh Trần Thị Bích Hà, với nhiều chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn thị xã, đã có nhiều hộ là cựu TNXP, CCB được vay vốn. Riêng Hội CCB hiện quản lý 15 tổ tiết kiệm và vay vốn với dư nợ 15 tỷ đồng. “Chúng tôi thường nhắc cán bộ và các tổ chức hội nhận ủy thác, đối với những người có công với cách mạng, nếu họ đúng đối tượng và có nhu cầu vay vốn thì hết sức tạo điều kiện. Phải đồng hành với họ bằng cả trách nhiệm và tình cảm” - bà Trần Thị Bích Hà cho hay.

Ở xã vùng biển Thạch Kim, huyện Lộc Hà, chúng tôi được nghe câu chuyện tình thật đẹp của vợ chồng CCB Nguyễn Thị Hòa (SN 1954), Nguyễn Tiến Hải (SN 1951). Họ yêu nhau từ thời còn học sinh, rồi mang theo lời hẹn ước để mỗi người xông pha ở những chiến trường mưa bom bão đạn khác nhau. May mắn là dù nhiều lần bị thương, cả 2 đều trở về và nên duyên chồng vợ.

Vốn có nghề làm nước mắm truyền thống, lại được đồng vốn Ngân hàng CSXH tiếp sức, ông bà dần phát triển quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện mỗi tháng cơ sở của ông bà sản xuất hàng trăm lít nước mắm và hàng chục tấn hải sản sơ chế các loại, doanh thu đạt trên 500 triệu đồng, giải quyết việc làm theo thời vụ cho hàng chục lao động…

Tạo thêm việc làm ở nông thôn

Chủ tịch Hội CCB xã Thạch Kim - ông Dương Đình Hóa cho biết, Hội đang quản lý 4 tổ tiết kiệm và vay vốn với dư nợ 5,8 tỷ đồng; nợ quá hạn chỉ chiếm tỷ lệ 0,035%. Ở địa bàn kinh tế biển phát triển khá sôi động này, các cựu TNXP đều có tư duy làm ăn nhạy bén. Sau khi xuất ngũ, họ đều sản xuất kinh doanh hiệu quả, mức sống của CCB phần lớn đều khá giả. Trong số 365 hội viên chỉ có 2 hộ nghèo là đối tượng ốm đau lâu dài, nhiễm chất độc dioxin.

Xưởng sản xuất mộc dân dụng của CCB Trần Hải Đường ở tổ dân phố số 8, thị trấn Thạch Hà đang tạo việc làm cho gần 10 công nhân. Ông Đường từng là bộ đội, còn vợ ông - bà Nguyến Thị Tâm là cựu dân công hỏa tuyến. Rồi quân ngũ, ông bà công tác ở địa phương một thời gian rồi nghỉ hưu, thành lập cơ sở sản xuất để có thu nhập. “Gia đình chỉ vay được 20 triệu đồng vốn giải quyết việc làm, mặc dù không lớn nhưng đã giúp gia đình sắm sửa thêm các loại máy móc để mở rộng sản xuất” - ông Đường nói.

Trong số các lao động làm việc ở cơ sở sản xuất mộc dân dụng của ông Đường, có những người đã gắn bó công việc nhiều năm trời. Anh Trần Đình Bá quê huyện Hương Sơn đến xin học nghề rồi ở lại làm việc đã 5 năm nay, cho biết: “Công việc ở đây ổn định, mức lương khá tốt cùng với môi trường làm việc nghiêm túc, tính kỷ luật cao nhưng cũng hết sức tình cảm, ấm cúng. Vì vậy tôi đã lấy vợ, sinh con và chọn thị trấn Thạch Hà làm quê thứ 2”.

Trong chuyến hành trình  của cán bộ Ngân hàng CSXH tỉnh Hà Tĩnh, các hộ vay vốn là CCB, cựu TNXP... đều vui mừng đón chào những người bạn ngân hàng thân thiết, gắn bó từ rất lâu rồi. Chuyện đồng vốn tín dụng đang sinh sôi, rồi chuyện chiến trường gian khổ ngày nào... cứ thế râm ran bên những ấm nước chè đậm đà tình quê. Và tôi biết, bằng tấm lòng tri ân và trách nhiệm của thế hệ hôm nay, những cán bộ Ngân hàng CSXH cùng cấp ủy, chính quyền và các tổ chức hội nhận ủy thác đang nỗ lực làm bền chặt thêm dòng vốn nặng nghĩa tình...
                                                                                                                                 Theo Mai Thủy/Dân Việt.VN

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập326
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm325
  • Hôm nay52,822
  • Tháng hiện tại859,853
  • Tổng lượt truy cập88,214,923
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây