Học tập đạo đức HCM

Những nông dân bắt đất phèn, mặn "đẻ ra" tiền tỷ mỗi năm

Thứ năm - 13/10/2016 23:13
Trong những năm gần đây, trước diễn biến phức tạp của sự biến đổi khí hậu, nhiều nhà nông ở Sóc Trăng đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đã thành công. Nhiều hộ trở nên giàu có với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Trong đó, mô hình trồng mãng cầu gai là một ví dụ.

Dẫn chúng tôi ra tham quan vườn mãng cầu gai (còn gọi là mãng cầu xiêm) rộng 13.000m2 đang trĩu quả, ông Lê Văn Vui (57 tuổi, ngụ ấp Vĩnh Kiên, xã Vĩnh Qưới, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) vui vẻ cho biết: Sau khi lập gia đình, vợ chồng ông ra riêng với 6 công vườn và 5 công ruộng. Lúc đó khu vực này nhiễm phèn mặn, đất vườn toàn cây tạp, đất ruộng mỗi năm làm 1 vụ lúa mùa, năng suất bấp bênh nên cuộc sống gia đình ông gặp nhiều khó khăn.

'Ông Vui thu hoạch mãng cầu gần nửa tỷ đồng một năm.'

Ông Vui thu hoạch mãng cầu gần nửa tỷ đồng một năm.

Sau khi đi tham quan học hỏi những mô hình sản xuất mới, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương, ông đã chọn cây mãng cầu xiêm vì dễ trồng ở vùng đất trũng phèn này. Ban đầu, ông Vui trồng 500 gốc mãng cầu xiêm ghép trên gốc bình bát với diện tích 5.000 m2. Sau 2 năm chăm sóc, cây đã cho trái. Mỗi năm ông Vui thu được khoảng trên 10 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí, đó là vào năm 2005.

Thấy hiệu quả kinh tế khá cao, năm 2005, ông Vui tiếp tục trồng thêm 7.000m2 với khoảng 600 gốc, nâng diện tích trồng mãng cầu lên đến 13.000m2 với 1.100 gốc.

Mở cuốn sổ theo dõi, ông Vui cho biết: Năm 2007, ông thu nhập được 12 triệu đồng; năm 2010 được 39 triệu đồng; năm 2012 được 228 triệu; đến năm 2013 được trên 300 triệu đồng. Năm sau cao hơn năm trước, cứ như vậy, hiện nay, mỗi năm cây mãng cầu gai mang về cho ông Vui khoản lãi từ 400 triệu đồng.

Ngày 11/4 vừa qua, ông Vui bán 500 ký với giá 23.000 đồng/ký, được gần 12 triệu đồng. Ông Vui cho biết, hiện nay, cứ 3 ngày ông thu hoạch một lần được từ 500 ký. Với giá bán như hiện nay, mỗi ngày ông bỏ túi khoảng 4 triệu đồng, một con số mà người nông dân nhiều nơi nằm mơ chưa chắc đã có.

Từ lợi nhuận mãng cầu gai, ông Vui mua thêm đất và mở rộng mô hình chăn nuôi, trồng trọt cho hiệu quả cao. Đến nay, ông đã có 46 công ruộng, mỗi năm làm 2 vụ lúa. Sản phẩm từ cây lúa được ông sử dụng nấu rượu, nuôi heo, trồng nấm rơm. Thu nhập từ những mô hình này mỗi năm cũng đem về cho ông không dưới 200 triệu đồng.

Như vậy, với mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi, mỗi năm ông Vui thu về trên 600 triệu đồng sau khi trừ hết chi phí.

Ông Lê Văn Vui cho biết: “Là nông dân mình phải nhạy bén, nắm bắt kịp thời những mô hình sản xuất hiệu quả, phù hợp với vùng thổ nhưỡng, thời tiết ở địa phương để sản xuất có hiệu quả cao. Mùa mưa năm nay, tôi sẽ tiếp tục trồng thêm 5.000m2 mãng cầu gai nữa”.

Anh Công với những cây mãng cầu trĩu quả.
Anh Công với những cây mãng cầu trĩu quả.

Cũng thành công với mô hình sản xuất khép kín như ông Lê Văn Vui, ở ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Quới có anh Trương Chí Công (37 tuổi). Anh Công trồng 600 gốc mãng cầu gai, hiện đã có 100 gốc cho thu hoạch mỗi tháng 600 ký, sau khi trừ chi phí lời từ 60- 70 triệu đồng/năm. Riêng 500 gốc còn lại sẽ cho trái vào tháng 4 âm lịch này. Với giá cả như hiện nay, chắc chắn mỗi năm anh Công sẽ có nguồn thu nhập từ trái mãng cầu gai khoảng 360- 420 triệu đồng.

Bên cạnh mãng cầu gai, anh Công còn đầu tư nuôi hàng trăm con heo, mỗi lứa xuất chuồng 20 tấn heo hơi, trừ chi phí còn lời 150 triệu đồng.

Ông Huỳnh Văn Cường - Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Quới, cho biết: “Hiệu quả kinh tế cùng với lợi thế là cây trồng thích nghi với phèn, mặn đã mang lại thu nhập cao cho nhà nông ở địa phương. Đây là mô hình giúp bà con giải quyết bài toán chọn lựa cây trồng thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, làm giàu trên mảnh đất của chính mình”.

Theo Cao Xuân Lương/dantri.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập443
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại868,146
  • Tổng lượt truy cập92,041,875
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây