ừ mô hình này, đồng vốn ngân hàng đến tay bà con nông dân thuận lợi và nhanh chóng hơn, vốn vay được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng. Đây cũng là nơi để bà con gửi gắm niềm tin, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh.
Ở ấp Phước Hội, xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, ông Võ Văn Ten, hay còn gọi là ông Năm Ten nổi tiếng là người làm ăn giỏi, mỗi năm thu khoảng 2 tỷ đồng. Lúc khởi nghiệp, ông có 1 ha đất nông nghiệp do cha mẹ để lại. Ông Năm Ten cho biết có được sự khá giả ngày hôm nay một phần nhờ vào nguồn vốn ngân hàng: “Trồng hay nuôi gì thì cũng phải có đất. Tôi thích nhất là trồng rừng, trồng cây lâu năm. Trong sản xuất nông nghiệp nếu tôi thiếu vốn, tôi cần bao nhiêu là ngân hàng đáp ứng ngay. Vì thế việc làm của tôi phát triển cũng rất mạnh”.
Ông Năm Ten là một trong gần 90 ngàn hộ thành viên của tổ liên kết sản xuất ở tỉnh Tây Ninh được vay vốn ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn để làm kinh tế. Mô hình này được coi là “cánh tay nối dài” và là cầu nối giữa nông dân với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Từ mô hình này, đồng vốn đến tay bà con nông dân thuận lợi và nhanh chóng hơn, giúp họ sử dụng vốn vay đúng mục đích.
Ông Phạm Văn Tẩy, Tổ trưởng tổ liên kết sản xuất ấp Phước Bình 2, xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, cho biết tổ của ông hiện có gần 50 hộ tham gia vay vốn với số tiền vay gần 2 tỷ đồng. Đến nay, những hộ gia đình này đều có kinh tế ổn định, con cái học hành tiến bộ: “Tôi làm được thì tôi mua thêm đất, tôi thiếu tiền nữa thì tôi lại vay thêm tiền ngân hàng. Hiện tại, tôi được 3 ha đất để trồng cây trái. Ví dụ vụ mùa tôi chưa tới lúc thu hoạch, chưa có tiền để trả ngân hàng ngay thì ngân hàng giãn thời gian vay để tạo điều kiện cho mình trả nợ”.
Nhờ vay vốn theo tổ liên kết giúp nông dân từ chỗ sản xuất, chăn nuôi phát triển
Trong quá trình sản xuất, nếu thành viên tổ liên kết vay vốn gặp rủi ro thì liên hệ với ngân hàng lập tức để tìm cách giải quyết. Ngân hàng sẽ xem xét gia hạn vay vốn cho nông dân khi chẳng may hoa màu bị thiên tai hay dịch bệnh. Trong chăn nuôi, nếu kỳ hạn đến trước đợt xuất chuồng, ngân hàng cũng xem xét hỗ trợ, kéo dài thời hạn vay để nông dân yên tâm chăn nuôi và sinh lời. Từ mô hình vay vốn theo tổ liên kết, hộ nông dân từ chỗ sản xuất, chăn nuôi manh mún, nay đã phát triển với quy mô sản xuất lớn hơn.
Ông Trần Văn Hận, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Tây Ninh, cho biết: “Từ khi hoàn chỉnh hồ sơ từ cán bộ Hội Nông dân sang cán bộ tín dụng chỉ trong vòng 4 ngày, trễ nhất 4 ngày người dân đã nhận được tiền rồi. Đây được coi là một sự cải cách thủ tục hành chính rất táo bạo và hiệu quả, giúp cho bà con nông dân mạnh dạn vay tiền ở đây, để người ta đầu tư kịp thời”.
Đến nay, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chi nhánh tỉnh Tây Ninh hỗ trợ cho gần 1.900 tổ liên kết sản xuất vay vốn với số tiền hơn 1 ngàn tỷ. Ông Võ Tự Thiện, Giám đốc Agribank Tây Ninh, cho biết tổ vay vốn liên kết sản xuất còn là nơi bà con nông dân gửi gắm niềm tin, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Để đồng hành cùng nông dân, ngân hàng luôn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, nhất là hội nông dân.
Thông qua các tổ liên kết sản xuất, người dân có cơ hội được nói lên nguyện vọng, nhu cầu về vốn của mình. Với cách hỗ trợ đồng vốn trực tiếp cho bà con một cách làm linh hoạt, phù hợp của Agribank đã giúp người dân thoát nghèo và làm giàu thành công.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã