Học tập đạo đức HCM

Nuôi cá lồng để thoát nghèo

Thứ hai - 25/08/2014 22:04
Để xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, hàng trăm hộ dân sống gần khu vực Nhà máy thủy điện Bá Thước 2 (Thanh Hóa) đã đầu tư nuôi cá lồng trên sông Mã. Đây là mô hình mới, hứa hẹn mang lại diện mạo mới cho một địa phương nghèo như Bá Thước.
Tiềm năng 

Kể từ khi Nhà máy thủy điện Bá Thước 2 đi vào hoạt động, nhân dân Bá Thước đã có thêm nghề mới, đó là nuôi cá lồng. Ban đầu chỉ vài ba hộ nuôi, sau thấy cá lớn nhanh, thịt thơm và ngon nên nhiều hộ mạnh tay đầu tư nhân rộng mô hình. 

Hiện, trên dòng nước chảy gần Nhà máy thủy điện 2 có gần 500 lồng nuôi cá, chủ yếu ở các xã như Ái Thượng, Ban Công, Lâm Xa… 

Để hiểu rõ hơn hiệu quả mang lại từ mô hình nuôi cá lồng, chúng tôi tới thăm bè nuôi của gia đình ­chị Khương Thị Hợp ở xã Lâm Xa. Chị cho biết: “Trước kia gia đình phiêu bạt nhiều nơi, sống bằng nhiều nghề khác nhau nhưng vẫn không thoát được cảnh nghèo. Giờ đây, cuộc sống gia đình dần ổn định nhờ nghề nuôi cá lồng trên sông Mã”. Hiện, chị nuôi 3 lồng, mỗi lồng gần 100 con, chủ yếu là cá trắm cỏ và cá chim trắng thu nhập tương đối ổn định”.

Từ khi Nhà máy thủy điện Bá Thước 2 xây dựng và đi vào hoạt động, nhiều hộ ở Bá Thước đã cùng nhau lên rừng chặt tre nứa về đóng lồng nuôi cá. Các loại cá được lựa chọn là trắm, chim trắng, chép... Đây là những loại cá lớn nhanh, thịt thơm ngon nên được thị trường ưa chuộng. Chưa kể thức ăn cho cá trắm cỏ dễ kiếm, có thể là rau cỏ, lá chuối, sắn, mía… 

Ông Đỗ Quang Trung, Phó chủ tịch UBND xã Lâm Xa, cho biết: Toàn xã có 95 lồng cá với 50 hộ tham gia nuôi. Đây là mô hình mới, nhưng qua tìm hiểu một số hộ nuôi thấy cá lớn nhanh nên xã khuyến khích các hộ đầu tư, mở rộng quy mô.

Lợi bất cập hại

Việc nuôi cá lồng tự phát cũng gặp nhiều vướng mắc khi các hộ phải đối đầu với các vấn đề như: dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, thị trường tiêu thụ… Cá nuôi ở trên sông, hồ hay mắc các bệnh vi-rút ngoài da, nếu không quan sát, chú ý phòng bệnh, có thể chết hàng loạt. Môi trường nước cũng tác động mạnh đến sự sinh trưởng và phát triển của cá, điều đó đòi hỏi phải quy hoạch vùng nuôi, quy định khoảng cách giữa các lồng và kích thước của từng lồng phải đảm bảo tiến bộ kỹ thuật.

Trao đổi về vấn đề này, anh Hoàng Đạt Mạnh ở xã Ái Thượng, cho hay: “Gia đình đang nuôi 10 lồng cá. Tôi bắt đầu thả giống nuôi từ tháng 3/2014 mà giờ cá đã nặng hơn 1,5kg/con. Thi thoảng trong lồng cũng có một vài con chết do mắc bệnh ngoài da. Nhờ nắm chắc kiến thức nuôi nên số lượng cá hao hụt ở các lồng giảm hẳn. Chuyện cá chết do ô nhiễm nước hay dịch bệnh là điều bình thường trong nghề, quan trọng là phải chú ý quan sát khi cá có những dấu hiệu lạ như bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước, mắt cá đỏ… Muốn nâng cao năng suất cho đàn cá thì khâu quan trọng nhất là công tác phòng bệnh trước khi đưa vào nuôi và trong quá trình nuôi phải cho cá uống thuốc theo định kỳ”.

Để tăng năng suất, chất lượng cá thì công tác tuyên truyền, phổ biến cách thức nuôi tới từng hộ gia đình được xã Ái Thượng thực hiện rất tốt, xã thường xuyên mở các lớp tập huấn cho nông dân về chăn nuôi, xây dựng các cơ chế, chính sách đãi ngộ để phát triển nghề nuôi cá lồng.

“Ái Thượng có nhiều hộ nuôi cá lồng nhất huyện với 262 lồng, 118 hộ tham gia nuôi. Từ khi Nhà máy thủy điện Bá Thước 2 đi vào hoạt động, mực nước dâng đến cao trình 41m, thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản ven hồ. Tháng 2/2014, sản lượng khai thác tận dụng được khoảng 675kg, trong đó chỉ có gần 30 hộ tham gia đánh bắt, thời gian đánh bắt khoảng 20 lần/tháng”, ông Trương Ngọc Hoàng, Chủ tịch UBND xã Ái Thượng, cho biết.

Qua đây có thể thấy, nghề nuôi cá lồng đang là hướng đi mới và đúng hướng ở địa phương. Mong rằng trong thời gian tới, huyện Bá Thước, các ban ngành và các xã tạo điều kiện cho nhân dân sống ven lòng hồ phát triển nghề nuôi cá theo hướng bền vững chắc, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập67
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm66
  • Hôm nay23,362
  • Tháng hiện tại778,788
  • Tổng lượt truy cập84,755,205
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây