Học tập đạo đức HCM

Nuôi tôm hùm trong... bể

Thứ sáu - 15/06/2018 21:55
Đặc tính sinh học của tôm hùm là sinh ra và trưởng thành dưới đáy biển sâu. Tuy nhiên, người dân Khánh Hòa đã “thuần hóa”, nuôi tôm trong bè nổi trên biển, lồng nuôi có độ sâu từ 5-10m. Bây giờ, các nhà khoa học lại nuôi tôm hùm trong bể, mở ra một hướng đi mới đầy triển vọng.
9cnx_10a
Tiến sĩ Mai Duy Minh (bên phải) đang nghiên cứu và sản xuất thức ăn công nghiệp cho tôm hùm. Ảnh: Hải Luận

Sau hơn 2 năm làm quen rồi đặt vấn đề với Tiến sĩ Mai Duy Minh, Viện Nghiên cứu thủy sản 3 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), ông mới đồng ý cho tôi vào tham quan khu nuôi tôm hùm thịt trên bờ, tại huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa. Toàn bộ hệ thống bơm nước tuần hoàn, máy sục khí oxy đều tạm dừng hoạt động, để tôi “ngắm” những đàn tôm hùm thịt dưới bể cho rõ. Bể có tôm lớn nhất đạt trọng lượng khoảng 0,3 - 0,5kg/con.

- Loại tôm thịt này đã bán được cho các nhà hàng phục vụ khách du lịch ở thành phố Nha Trang được rồi đó - Tiến sĩ Mai Duy Minh nói.

- Tại sao mình không bán đi cho được giá? - Tôi hỏi. 

- Tôm đang nhỏ, tổng sản lượng ở đây chỉ gần 3 tạ. Tôi đang nuôi cho nó to lên, đạt tổng trọng lượng 1 tấn để kiểm tra sức tải của hồ nuôi và hệ thống tuần hoàn nước như thế nào.

Tiến sĩ “canh me” học kinh nghiệm của ngư dân

Đưa con tôm hùm vào nuôi trong bể ở vùng triền núi khô cằn Dốc Đá Trắng, huyện Vạn Ninh là đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước. Tiến sĩ Mai Duy Minh đã du học nhiều năm tại châu Âu, nhưng chưa một ngày nuôi tôm hùm, nay lại làm Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học nuôi tôm hùm trên bờ.

- Năm 2016, tôi bắt đầu thả 400 con tôm hùm giống nhỏ tí xíu. Sau một thời gian chăm sóc, nó chết dần chết mòn rồi hết sạch. Không nản lòng, vụ sau tôi thả tiếp 700 con giống, nhưng cũng chết sạch. Nhiều người trong viện bảo không thành công đâu mà đeo bám làm gì cho mệt - Tiến sĩ Mai Duy Minh kể.

- Với trình độ khoa học cao như anh, kết hợp máy móc của Viện, có tìm ra nguyên nhân vì sao tôm chết?

- Lúc đầu mình không biết nuôi và nuôi mang tính thử nghiệm ở những cái bể nhỏ mấy mét vuông. Cũng mổ tôm ra nghiên cứu, gửi mẫu đến phòng thí nghiệm tìm nguyên nhân nó chết vì bệnh gì? Cái chính là tôi không biết cách chữa trị và phòng bệnh ở tôm hùm như thế nào. Vụ sau chuyển ra những bể lớn và có độ sâu hơn để nuôi, nhưng nó cũng chết.

Đã đến nước này, Tiến sĩ Mai Duy Minh mới nhìn lại chính mình, thì ra kiến thức của anh chỉ là lý thuyết. Mô hình nuôi tôm hùm trên cạn để tạo ra “tôm cân”, “tôm tạ” thế gian chưa ai làm bao giờ, nên anh luôn gặp những khó khăn. Anh bảo:

- Về môi trường nước, tôi đã mời một nhà khoa học ngoài Hà Nội vào kiểm tra giúp, các thông số đều đạt rất tốt. Điểm mấu chốt nhất là cách phòng bệnh trên tôm hùm thì chưa có viện nghiên cứu hay nhà khoa học nào giải quyết một cách căn cơ. Thế là tôi bắt đầu lần mò làm quen với mấy ngư dân nuôi tôm hùm lâu năm trên vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) để học kinh nghiệm của họ.

- Tiến sĩ không tự ái về kiến thức uyên bác của mình mà còn phải “thua” những người nuôi tôm học chưa hết trung học cơ sở?

- Các bác ngư dân lúc đầu còn giấu bí quyết, không nói cho mình biết. Mình phải đi làm quen, rồi làm thân, họ mới mở lòng. Có nhiều ông còn cãi ngang “ăn thua” với nhà khoa học.

- Cách tiến sĩ tiếp cận với ngư dân nuôi tôm hùm như thế nào?

- Tôi phải mời họ vào tham quan khu nuôi tôm hùm trong bể của viện. Qua kinh nghiệm, họ đánh giá mô hình này đầy triển vọng, nên muốn “làm thân” với nhà khoa học. Họ chủ động mời tôi ra bè nuôi tôm tham quan. Tôi đã đi ra bè tôm cùng ăn nhậu với họ và ngủ lại qua đêm trên bè.

- Lúc đó, tiến sĩ đã bắt đầu hỏi bí quyết của ngư dân chưa?

- Chưa đâu, sau này tôi chỉ đặt vấn đề gửi họ 200 con tôm hùm giống (mỗi hộ gửi 100 con) với lý do để so sánh độ tăng trưởng tôm ở bè trên biển và tôm nuôi trong bể xem nó phát triển như thế nào. Họ đồng ý cho gửi tôm, sau đó tôi ra bè chơi nhiều lần và lai rai mấy chai bia, khi đó họ mới “tâm sự” kỹ lưỡng những bí quyết đúc kết được nhiều năm từ thực tiễn về phòng bệnh tôm hùm.

Nhờ mấy ông ngư dân hướng dẫn những điều căn bản của nuôi tôm hùm, kết hợp kiến thức của một nhà khoa học, Tiến sĩ Mai Duy Minh đã đưa ra công thức phòng bệnh tôm hùm hiệu quả. Đúc kết mấy lần thất bại trước, anh Minh đã điều chỉnh lại hệ thống tuần hoàn nước ở bể nuôi trong sạch và mát hơn. Môi trường nước an toàn đến nỗi 1 tháng mới bơm nước bên ngoài vào bể thay một lần. Cuối năm 2017 và đầu năm 2018, anh đã thả nuôi 1.600 con giống tôm hùm các loại, đến nay còn lại 1.200 con tôm thịt đang phát triển tốt. Nếu so với tôm hùm người dân đang nuôi ngoài biển, thì tôm hùm của Tiến sĩ Mai Duy Minh nuôi ở bể đạt số lượng tôm sống và trưởng thành cao hơn nhiều.

a3rj_10b
Thành quả từ mô hình tôm hùm nuôi trong bể. Ảnh: Hải Luận

Xây dựng khu công nghiệp nuôi tôm hùm

Tôi gặp ngư dân Lê Xuân Hân, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, người đã cho Tiến sĩ Mai Duy Minh gửi tôm giống nuôi và nói ra những bí quyết phòng bệnh ở tôm hùm. Ông Hân thấm thía, phân trần:

- Cơn bão số 12 năm 2017 đã cuốn sạch tôm nhà tôi, thiệt hại gần 30 tỉ đồng, trong đó có 100 con tôm của thầy Minh gửi. Nuôi tôm hùm ngoài biển chi phí cao, giá bán tôm thịt 1,5 triệu đồng/kg chỉ mới “cán vốn” thôi, không có lãi. Còn nuôi tôm trong bể như thầy Minh đang làm, giá bán chỉ cần 1,2 triệu/kg đã có lãi rồi. Tui rất “thèm” mô hình nuôi tôm kiểu này. Nuôi trong bể mình kiểm soát được môi trường nước, thức ăn và bệnh tật của con tôm. Điều đặc biệt, mình không sợ bị sóng biển “nuốt tươi” tài sản của mình. Nói thiệt cho anh hay, tui đang gom tiền để đầu tư một trại nuôi lớn, phải thả nuôi khoảng 15.000 - 20.000 con tôm hùm giống, mới giảm được nhiều khoản chi phí. Lúc đó phải nhờ tới thầy Minh giúp đỡ kỹ thuật. Mấy tháng qua giá đất ở ven vịnh Vân Phong đang cao ngất trời, nên chưa tìm ra chỗ nào vừa ý.

Tôi được biết ông Nguyễn Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên đã vào tham quan mô hình nuôi tôm hùm trong bể của Viện Nghiên cứu thủy sản 3, thấy khả năng phát triển tốt, nên đã khuyến khích và hỗ trợ một doanh nghiệp ở huyện Sông Cầu đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi tôm hùm trên cạn. Tiến sĩ Mai Duy Minh là người trực tiếp hướng dẫn và chuyển giao công nghệ nuôi hùm cho tỉnh.

Công trình nghiêu cứu khoa học của Tiến sĩ Mai Duy Minh đã giải quyết được 3 vấn đề căn bản nhất của nghề nuôi tôm hùm: Chuẩn hóa (quản lý) được môi trường nuôi tôm hùm; phát hiện và phòng trị bệnh trên tôm hùm; tự làm thức ăn công nghiệp. Khi triển khai nuôi thực tiễn trong dân, mỗi người sẽ có những sáng kiến khác nhau, gộp lại thành một nghề nuôi tôm hùm trên cạn hoàn chỉnh.

“Nuôi tôm hùm trong bể cho tôm ăn thức ăn tươi giống như nuôi tự nhiên ngoài biển thì quá dễ. Vấn đề phải sản xuất được thức ăn công nghiệp mới giảm được giá thành xuống nhiều lần và chủ động tránh được thiệt hại trong mùa mưa bão. Tôi là đã làm thử 7 công thức thức ăn có kết quả tương đối tốt, nhưng cần thời gian để đối chiếu và chứng minh qua thực tiễn nuôi tôm để chọn ra công thức tối ưu nhất, đưa vào sản xuất đại trà” - Tiến sĩ Mai Duy Minh cho biết.

Theo tính toán xa hơn của anh Minh: Nhà nước nên quy hoạch những vùng đất chuyên canh nuôi tôm hùm bể, giống như khu công nghiệp. Ai muốn vào đó phải thuê đất và được cấp phép để quản lý tốt môi trường nước và sản lượng nuôi trồng đáp ứng nhu cầu thị trường. Nếu để tự phát, ai cũng đổ chất thải vô tôi vạ ra môi trường bên ngoài mà không ai quản lý được, dẫn đến họ sẽ “tự hại nhau”.

Về tương lai phát triển, Tiến sĩ Mai Duy Minh cảnh báo: Gần kết thức giai đoạn 1 của dự án rồi, chuẩn bị triển khai giai đoạn 2 là nuôi tôm thương mại. Lúc này, sẽ bắt đầu bùng phát nuôi trong dân. Chính quyền và cơ quan quản lý cần có kế hoạch, phương án ngay từ bây giờ.  Đừng để giống như nuôi ốc hương trước đây. Khi mới nghiên cứu ở viện, chỉ cung cấp một lượng rất nhỏ ốc giống còn kiểm soát được. Sau vài năm người dân phát triển ồ ạt dọc ven biển, đến bây giờ không ai quản lý nổi.

Tác giả bài viết: Theo bienphong.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập442
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm441
  • Hôm nay50,663
  • Tháng hiện tại825,941
  • Tổng lượt truy cập91,999,670
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây