Học tập đạo đức HCM

Thận trọng khi tăng đàn lợn

Thứ sáu - 15/06/2018 19:07
Hai tháng qua, giá lợn hơi liên tục tăng trên cả nước so với cùng kỳ năm 2017, dao động từ 45 nghìn đến 50 nghìn đồng/kg. Với mức giá này, người chăn nuôi có lãi, một số hộ có ý định tái đàn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giá khó có thể cao hơn trong thời gian tới bởi thị trường xuất, nhập khẩu đang biến động khó lường.

Bà Nguyễn Thị Liên (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) chăm sóc đàn lợn tại trang trại của gia đình. Ảnh: Anh Ðăng

Tại Ðồng Nai, một trong những địa phương chăn nuôi nhiều lợn của cả nước, giá lợn hơi hiện liên tục tăng từ giữa tháng 4 đến nay. Chị Nguyễn Thanh Hiền ở huyện Trảng Bom, có thâm niên nuôi lợn hơn 10 năm chia sẻ: “Giá lợn tăng, hộ chăn nuôi được hưởng lợi, rất mừng. Song sẽ kéo theo giá cám tăng, giá lợn giống tăng, cho nên chúng tôi chưa dám mở rộng chăn nuôi”. Còn anh Nguyễn Hoàng Hải ở huyện Thống Nhất, vừa xuất bán lứa lợn lãi khoảng 70 triệu đồng, cho biết: Sau gần hai năm giá lợn luôn ở mức thấp, nay bán đã có lời. Tuy nhiên gia đình không trường vốn, lại chưa biết thời gian tới giá lợn hơi trên thị trường biến động ra sao cho nên chỉ dám nuôi tiếp với số lượng ít. Cũng như anh Hải, ông Nguyễn Văn Chiểu, ở xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam tính toán: Nếu vào đàn lúc này, bốn tháng sau xuất chuồng, giá lợn hơi giữ mức khoảng 41 nghìn đến 42 nghìn đồng là người nuôi có lãi. Còn nếu giá lợn chỉ 30 nghìn đồng/kg, có thể lỗ một triệu đồng/con, cho nên gia đình tôi đang cân nhắc.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến giá lợn hơi tăng, là do nguồn cung chưa phục hồi sau khi các hộ chăn nuôi giảm đàn và tạm dừng nuôi lợn trong đợt khủng hoảng giá năm ngoái do thua lỗ nặng; cung - cầu trên thị trường không ổn định, có yếu tố tăng giá do tâm lý. Còn theo Tổng cục Thống kê, số lượng lợn cả nước hiện tại ước tính giảm 5,8% so với cùng kỳ năm 2017.

Ở góc độ thị trường, giá lợn trong nước hiện có lúc cao hơn cả giá lợn ở các nước trong khu vực như Thái-lan, Trung Quốc. Mặt khác, một số nước chăn nuôi lợn số lượng lớn của thế giới như: Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc… nguồn cung đang thừa so với cầu. Nguồn thịt đông lạnh từ các nước ở mức rẻ sẽ được nhập vào nước ta, cạnh tranh với lợn thịt trong nước. Ðáng chú ý, Trung Quốc, nước có đàn lợn lớn nhất thế giới (khoảng 415 triệu con), trong quý I-2018 sản lượng giết mổ đạt gần 200 triệu con, khiến giá lợn hơi tại thị trường này giảm đến 30% so cùng kỳ 2017. Lợi dụng nguồn cung trong nước thiếu so với cầu, vừa qua một số đối tượng đã vận chuyển trái phép lợn hơi qua biên giới vào nội địa với mục đích bán kiếm lời. Mới đây, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn đã bắt giữ hai xe ô-tô vận chuyển 18 con lợn còn sống với tổng trọng lượng gần hai tấn nhập lậu qua biên giới vào Việt Nam tiêu thụ…

Ngoài ra, giá lợn hơi tăng cao, dẫn tới giá bán thịt cao, khiến người tiêu dùng suy nghĩ lựa chọn tìm nguồn thực phẩm khác thay thế. Trong khi nếu nông dân tăng đàn lúc này, cũng phải mất từ 4 đến 5 tháng mới có thể xuất chuồng, rất khó ước đoán giá lợn trên thị trường vào thời điểm đó. Thậm chí, nếu bà con nuôi lợn tái đàn vào lúc này thì rất có thể sắp tới nguồn cung sẽ vượt cầu, gặp khó về “đầu ra”.

Ðể bảo đảm ổn định đàn lợn, Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khuyến cáo người chăn nuôi không nên tăng đàn ồ ạt vào lúc này bởi theo dự báo, giá lợn hơi có thể giảm trong quý III-2018. Các hộ nuôi lợn cần áp dụng biện pháp tăng đàn theo tự nhiên; đồng thời tập trung đầu tư nâng cao chất lượng con giống, cho lợn ăn uống đầy đủ để sớm xuất chuồng. Ðồng thời, cần tận dụng đến mức cao nhất số lợn sữa sinh ra hiện nay để nuôi lên lợn thương phẩm. Cần lưu ý việc tiêm phòng vắc-xin, vệ sinh chuồng trại, phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho lợn.

Về lâu dài, muốn duy trì sự ổn định trong chăn nuôi nói chung và đàn lợn nói riêng, cần có sự liên kết và xây dựng thương hiệu giữa những nhà sản xuất lớn theo chuỗi giá trị, giữa nông hộ và chủ trang trại; nên khuyến khích chăn nuôi nông hộ. Ðồng thời, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách cụ thể, hiệu quả hơn để nông dân tham gia chuỗi sản xuất như tổ hợp tác, hợp tác xã, có thông tin về thị trường, kế hoạch đầu vào - đầu ra, sản xuất phù hợp thực tế.

Theo Anh Phường/Báo Nhân Dân .vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập346
  • Hôm nay51,073
  • Tháng hiện tại826,351
  • Tổng lượt truy cập92,000,080
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây