Học tập đạo đức HCM

Ông "lợn Tây" triệu đô

Thứ tư - 04/11/2015 20:54
Hiện trang trại của ông Đinh Văn Thiểm có 200 con lợn sinh sản, mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 4.000 con giống với giá bán 1,4 triệu đồng/con lợn giống một tháng tuổi
Từ một lò gạch bỏ hoang được thuê lại, sau gần 30 năm trời gắn bó, ông Đinh Văn Thiểm ở Nghĩa Thái (Nghĩa Hưng, Nam Định) đã có cơ ngơi hàng tỷ đồng, doanh thu hàng năm hơn 40 tỷ đồng (khoảng gần 2 triệu USD). Người dân trong làng thường gọi ông với cái tên thân mật: Ông "lợn Tây" triệu đô.
Giống lợn Tây của ông Thiểm có giá 1,4 triệu đồng/con lợn 1 tháng tuổi, song vẫn không đủ bán, người mua phải đặt trước khoảng 1 tháng mới có lợn giống.
Giống lợn Tây của ông Thiểm có giá 1,4 triệu đồng/con lợn 1 tháng tuổi, song vẫn không đủ bán, người mua phải đặt trước khoảng 1 tháng mới có lợn giống.
Từ lò gạch bỏ hoang
Là một bộ đội xuất ngũ, trở về quê hương sau chiến tranh, điều nung nấu duy nhất của ông Thiểm là làm kinh tế giúp gia đình thoát khỏi cảnh nghèo đói. Về quê, ngoài diện tích ruộng của gia đình, ông quyết định thuê thêm đất của HTX và đất của các hộ dân khác để tăng thêm diện tích sản xuất nhưng vẫn không thể nào giúp gia đình thoát khỏi cảnh nghèo đói, đời sống vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Năm 1999, ông qua xã Hoàng Nam (Nghĩa Hưng, Nam Định) thuê lại diện tích thung lũng và lò gạch bỏ hoang để làm trang trại chăn nuôi với diện tích 3ha.
Thuê được đất, ngày cuốc nhát cuốc đầu tiên, ông mới biết vùng đất này còn đầy khó khăn, gian nan và thử thách bởi đây là vùng trũng đã bị bỏ hoang. Trong khi đó, ông còn bị phía gia đình, họ hàng can ngăn, hàng xóm mỉa mai bảo ông là dại, là khờ nhưng ông đều bỏ ngoài tai tất cả những lời đó và quyết tâm để biến khu đất hoang này thành một trang trại lớn.
“Sau hơn 3 tháng trời lấy cuốc san đất lấp thung lũng cùng vợ con, tôi đã quy hoạch được 3 cái ao để nuôi cá thịt, cá giống, cũng quy hoạch được khu trồng cây ăn quả và khu chăn nuôi gà, vịt”, ông Thiểm khoe.
Lúc đó, dưới ao thì nuôi cá, cây trồng trên bờ cũng như đàn gà, vịt cứ lớn nhanh như thổi vì gặp đất mới. Tuy nhiên, đang thời kỳ làm ăn thuận lợi thì dịch cúm gia cầm ập đến trang trại của ông. Gà, vịt bắt đầu chết lác đác, cuối cùng ông phải tiêu hủy khoảng 50 tấn gà, vịt, lỗ gần 1 tỷ đồng năm đó.
“Bị thua lỗ lớn như vậy vợ con tôi khóc lắm nhưng tôi quyết tâm làm lại vì không chăn nuôi nữa tôi chẳng biết làm gì”, ông Thiểm nói.
Cũng chính từ lần thua lỗ đó mà ông có quyết tâm phải kiếm được số tiền nhiều hơn để bù vào số tiền đã mất trước đó. Song, để vượt qua giai đoạn khó khăn, ông phải lấy tiền lãi từ nuôi cá làm vốn nuôi gà và xoay ngược lại. Kết quả, ông đã gây dựng lại được đàn gà 30.000 con, cùng với 4.000 con vịt, thu lời khoảng trên 100 triệu đồng mỗi năm.
Đến năm 2010, ông quyết định chuyển đổi sang nuôi lợn bởi thấy nuôi gà, vịt nhiều dịch bệnh, giá cả thị trường bấp bênh, con giống không đảm bảo, đặc biệt, lãi thu được rất ít, nhiều khi còn chỉ hòa vốn, thậm chí không may là lỗ nặng.
Thu 40 tỷ từ giống lợn Tây, ao cá
“Bắt tay vào nuôi giống lợn cỏ, lợn mán nhưng ngay lứa đầu tiên tôi đã lỗ mất 600 triệu đồng”, ông Thiểm giải thích. Khi thấy lợn ăn khỏe, ông cứ thế thúc cho ăn thật nhiều để lợn mau lớn. Đến ngày xuất chuồng, ông mới vỡ lẽ bởi thương lái nào tới mua cũng chê lợn béo quá, nhiều mỡ không ngon thịt. Thế là ông đành phải ngậm ngùi, chấp nhập lỗ để bán với giá rẻ mạt.
Nhờ vào trại lợn Tây sinh sản và ao cá mà ông Thiểm mỗi năm thu được khoảng 40 tỷ đồng.
Nhờ vào trại lợn Tây sinh sản và ao cá mà ông Thiểm mỗi năm thu được khoảng 40 tỷ đồng.
Thất bại thêm một lần nữa nhưng không làm ông nhụt chí, ông lại tiếp tục tìm hiểu để đúc rút kinh nghiệm. Trong quá trình tìm kiếm thông tin về lợn, ông thấy giống lợn Tây khỏe, có ngoại hình to lớn, rất ít bệnh tật. “Nhưng tôi thấy nuôi lợn Tây bị phụ thuộc vào nguồn giống quá nhiều. Do đó, tôi quyết định đầu tư 20 con lợn mẹ giống Đức, Nga, Đan Mạch và lợn bố là giống của Canada, Mỹ để tạo ra giống lợn Tây như ngày hôm nay”, ông Thiểm nói.
Sau khi nuôi được vài lứa, ông thấy giống lợn này ăn hết ít cám hơn lợn bình thường mà lại lớn nhanh, khỏe mạnh, ông rất mừng và quyết định mở rộng đàn lợn lên quy mô lớn hơn.
Theo ông Thiểm, hiện trang trại của ông có 200 con lợn sinh sản, mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 4.000 con giống với giá bán 1,4 triệu đồng/con lợn giống một tháng tuổi, khoảng 60 tấn lợn hơi, 25 tấn cá thịt và cá giống cùng với hàng tấn vải, nhãn.
Chia sẻ riêng về giống lợn Tây, ông Thiểm cho hay, giống này được người chăn nuôi rất ưa chuộng. Bằng chứng là con giống lợn Tây của ông làm ra không bao giờ đủ để bán ra thị trường. Người nào muốn mua thường phải đặt hàng trước 1 tháng mới có.
Ngoài ra, ông còn tiết lộ, để có giống lợn Tây tốt nhất, người nuôi cần phải tuân thủ 4 khâu: Lợn mẹ phải được tiêm đầy đủ các loại vaccine cần thiết; lợn con đẻ ra phải được chăm sóc đặc biệt; không để lợn con đi ỉa bởi nếu không sức đề kháng của lợn sẽ kém, dễ nhiễm các bệnh khác; ngoài ra còn phải lưu ý vệ sinh chuồng trại sạch sẽ cũng sẽ giúp phòng chống bệnh dịch từ môi trường bên ngoài tốt hơn.
Dẫn chúng tôi đi thăm trang trại lợn rồi cả khu ao nuôi cá quy mô 3ha được tạo nên từ thung lũng, lò gạch bỏ hoang, ông Thiểm vừa đưa tay quyệt vội những giọt mồ hôi trên trán vừa cười nói: “Giờ đây mỗi năm trang trại này cho thu khoảng 40 tỷ đồng, theo đó tôi có thể đút túi tiền lãi khoảng 2 tỷ đồng. Gia đình cũng có của ăn của để chứ không còn nghèo đói như trước nữa”.
Theo Vietnamnet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập919
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại779,960
  • Tổng lượt truy cập93,157,624
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây