Học tập đạo đức HCM

Mô hình trồng bưởi da xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao

Thứ hai - 02/11/2015 04:12
Nhờ thực hiện việc chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng bưởi da xanh ruột hồng, nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã Đạo Thạnh (TP. Mỹ Tho, Tiền Giang) có nguồn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Và gia đình ông Phan Thanh Đoàn, ấp 4, xã Đạo Thạnh là một trong những gia đình tiêu biểu, thành công từ mô hình này
Ghé thăm gần 5.000 m2 bưởi da xanh, ruột hồng xanh tươi, trĩu quả hơn 5 năm tuổi của gia đình ông Phan Thanh Đoàn mới thấy được sự cần lao, vất vả để cho ra “quả ngọt” của người nông dân trên mảnh đất của mình. Ông Đoàn kể, trước đây gia đình ông có 5.000 mét vuông đất và trồng đủ các loại cây ăn trái khác nhau. Cứ đến mùa thu hoạch thì điệp khúc được mùa - mất giá lại diễn ra. Chán nản gia đình ông Đoàn chưa biết nên đầu tư loại cây gì để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thời điểm đó, thấy một số hộ gia đình ở địa phương trồng bưởi da xanh ruột hồng, chưa biết giá cả thế nào nhưng thấy cây thích nghi, phát triển tốt, ông Đoàn bàn với gia đình và bắt đầu gắn bó với cây bưởi da xanh ruột hồng cho đến ngày hôm nay.

            Ban đầu, gia đình ông Đoàn trồng thử nghiệm trên 2.000mđất, cây thích nghi nhanh, mau tạo tán, chăm sóc cẩn thận sau gần 2 năm cây bắt đầu ra hoa và cho trái, bán lứa đầu tiên giá cao, lợi nhuận nhiều, gia đình ông Đoàn tiếp tục cải tạo thêm 3.000m2 đất còn lại của gia đình và tiếp tục trồng bưởi gia xanh. Hiện tại bưởi da xanh ruột hồng của gia đình ông Đoàn bắt đầu cho trái ổn định, lúc khan hiếm giá bưởi tăng cao khoảng 60.000 đồng/kg, lúc thấp nhất cũng hơn 20.000 đồng/kg. Mỗi năm sau khi trừ các chi phí gia đình ông Đoàn thu về gần 200 triệu đồng từ mô hình trồng bười da xanh này.

            Theo ông Đoàn bưởi da xanh rất sợ nước nên khi trồng phải lên liếp, đắp mô cao, bên cạnh đó phải đào mương để mùa mưa nước có thể rút nhanh không gây ngập úng. Vào mùa nắng rễ bưởi có thể hút nước dưới mương để nuôi cây, giúp cây phát triển. Trong cách bón phân, ông kết hợp sử dụng giữa hai loại phân hữu cơ và phân hóa học, vì theo ông nếu như sử dụng phân hóa học trong một thời gian dài, sẽ làm cho đất bị bạc màu, nóng làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây bưởi, do đó kết hợp bón với phân hữu cơ, phân chuồng để cải tạo đất, giúp cho cây phát triển bền vững.

            Ông Đoàn cũng chia sẻ thêm: "Thông thường muốn xử lý cho bưởi ra trái đúng vào dịp Tết thì ngay từ cuối tháng 4 đầu tháng 5 là bắt đầu cắt nước sau đó thúc nước trở lại để cây ra chòi non và hoa. Khi trái non được khoảng 2 tháng thì bắt đầu bao trái, khi bao chú ý không được để lá dính vào trái nhằm hạn chế bưởi bị vàng gần khu vực cuống, trái sẽ không đẹp và bị mất giá. Ngoài ra, người trồng phải thường xuyên kiểm tra vườn bưởi để kịp thời phát hiện bệnh rệp sáp hại cây, chết nhánh, đây là bệnh côn trùng phổ biến nhất trên cây bưởi hiện nay. Muốn phòng trừ, lấy 3 đến 4 muỗng (muỗng canh) nước rửa chén pha với 2 đến 3 muỗng muối hột, khuấy đều, sau đó lấy vải nhúng vào hỗn hợp này vuốt nhẹ lên thân cây, thân cây sẽ không bị nứt da và da sẽ láng trở lại".

            Hiện tại, ông Đoàn tham gia Tổ hợp tác bưởi da xanh cựu chiến binh xã Đạo Thạnh để học hỏi thêm kinh nghiệm chăm sóc vườn bưởi của gia đình mình. Đồng thời ông cũng là người mạnh dạn vận động bà con nhân dân chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng bưởi da xanh và nhiệt tình chia sẻ kiến thức trong việc trồng, chăm sóc, phòng trị bệnh, xử lý trái mùa nghịch đối với cây bưởi để bà con nông dân học hỏi, góp phần ổn định kinh tế gia đình. Bên cạnh đó, mô hình trồng bưởi da xanh của ông Đoàn còn được chọn làm mô hình điểm để hội nông dân, hội cựu chiến binh của địa phương tham quan, học hỏi. Ông Phan Hải Triều, Tổ trường Tổ hợp tác bưởi da xanh cựu chiến binh xã Đạo Thạnh cho biết: "Mô hình trồng bưởi da xanh của anh Đoàn là một trong những mô hình kinh tế có hiệu quả của Tổ hợp tác bưởi da xanh cựu chiến binh xã Đạo Thạnh và anh cũng là một trong những hội viên thành công trong việc xử lý bưởi cho trái đúng vào dịp Tết. Kinh nghiệm xử lý của anh Đoàn đã được anh em tổ viên ứng dụng và đạt được kết quả như mong muốn, cây bưởi da xanh thật sự đã mang lại hiệu quả kinh tế hấp dẫn cho người trồng".

            Chia tay ông Đoàn, ông dõi theo và nói: "Đến nay, cây bưởi da xanh đã hoàn toàn cho thấy có khả năng thích ứng với vùng đất nơi đây. Tới mùa thu hoạch, thương lái khắp nơi đến tận vườn thu mua và tự cắt trái vận chuyển bưởi đi tiêu thụ ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Năm nay trái tương đối nhiều và đẹp hơn mọi năm, giá bưởi loại 1 hiện tại đã hơn 40.000 đồng/kg. Hi vọng rằng Tết năm nay giá bưởi đạt mức 60.000 đồng/kg như năm 2014 thì vườn bưởi của gia đình tôi mang về hơn 100 triệu đồng từ vụ Tết, với giá đó, chắc chắn gia đình tôi sẽ đón một cái Tết sung túc và hạnh phúc hơn".

            Nhờ chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng bưởi da xanh, đến nay kinh tế gia đình ông Đoàn đi vào ổn định, xây dựng được nhà tường kiên cố, đầy đủ tiện nghi, nuôi các con khôn lớn, nên người. Nhiều năm liền, ông được công nhận là nộng dân sản xuất giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh. Ông Đoàn xứng đáng là tấm gương sáng về phong trào nông dân sản xuất giỏi, phát huy tính năng động, sáng tạo của người nông dân trong quá trình hội nhập hiện nay, đáng để nhiều người học hỏi, noi theo.

 
Theo Tiền Giang
 Tags: gia đình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập292
  • Hôm nay54,988
  • Tháng hiện tại830,266
  • Tổng lượt truy cập92,003,995
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây