Học tập đạo đức HCM

Phát triển nông nghiệp ở Thủ đô

Thứ năm - 06/10/2016 05:38
Chính quyền phải đóng vai trò bà đỡ, kết nối giữa DN với bà con nông dân để mở rộng quy mô sản xuất, các vùng chuyên canh; phát huy vai trò các hộ sản xuất hạt nhân trong việc lan tỏa cây, con giống, kỹ thuật sản xuất sang các hộ lân cận, từ đó hình thành các vùng sản xuất tập trung...

Những chuyển dịch đáng chú ý

Sau 2 năm cải tạo vườn đất trũng mượn của người nhà tại vùng ven Hà Nội, “nông dân ở phố” Nguyễn Đình Dương bắt đầu tạo được lợi nhuận từ rau hữu cơ và cây hoa lâu năm. Những chậu hồng ngoại giâm cành đang ngun ngút nụ, lên cao hơn nửa mét đã có giá từ 80-250 nghìn đồng/chậu. Trong vườn có hàng trăm chậu như thế. Rồi là những loại rau ngắn ngày, mùa nào thức đấy, cải và dền lên không kịp bán. Dương đang tính chuyện thuê thêm đất vùng lân cận để mở rộng quy mô sản xuất.

Nông nghiệp Thủ đô đang trên đường đổi mới

Việc đô thị hóa nhanh chóng đã có phần lấn đất dành cho nông nghiệp của Thủ đô, nhưng cũng tạo động lực để Hà Nội tái cơ cấu ngành này. Kiểu đầu tư manh mún, quy mô nhỏ, sản xuất không theo kịp thay đổi của thị trường như trước kia rất khó tồn tại ở thời điểm này, khi mà nông nghiệp Thủ đô đang phải cạnh tranh rất gay gắt với các nông sản từ vùng phụ cận chuyển về. Cho nên, những thay đổi tích cực như ruộng rau, vườn hồng của Dương đang bắt đầu đắc dụng.

Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, thời gian qua, thành phố đã đẩy mạnh việc dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện để sản xuất lớn, hiệu quả hơn, hình thành 34 vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, 24 vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, trên 10 nghìn ha nuôi trồng thủy sản… Cơ cấu chăn nuôi và thủy sản trong lĩnh vực nông nghiệp cũng đã chiếm 55,89%.

Một trong những chiến lược mà Hà Nội đang đề ra trong tái cơ cấu nông nghiệp là tiến hành xây dựng các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi; Định hình nhiều vùng sản xuất tập trung, đồng thời ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất như trồng hoa, rau an toàn, chăn nuôi bò thịt, bò sữa tập trung…

Với đề án sản xuất rau an toàn, Hà Nội đã mở rộng thêm gần 12.000 ha diện tích canh tác, lên 29.000ha gieo trồng/năm, phân bố ở 22 quận, huyện; Sản lượng đạt gần 600.000 tấn/năm, đáp ứng 60% nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô. Đến nay, Hà Nội đã phát triển được 5.100ha trồng rau an toàn, trong đó, 171ha rau đạt tiêu chuẩn VietGAP và 31ha trồng rau hữu cơ…

Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều chuỗi liên kết đã được hình thành. Chỉ tính trong năm 2015, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã tư vấn xây dựng 3 chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ thịt lợn an toàn nuôi bằng thức ăn sinh học tại xã Thọ Lộc (huyện Phúc Thọ), Cấn Hữu (huyện Quốc Oai) và Vân Tảo (huyện Thường Tín). Như vậy, tính đến nay, toàn thành phố đã xây dựng được 21 chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm gia cầm, thịt lợn, bò sữa và trứng...

Chiến lược tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Nội thời gian qua đã có chuyển biến tích cực, tạo ra nông sản có giá trị cao. Cho đến nay, nhiều sản phẩm nông sản Thủ đô có thương hiệu, đủ điều kiện để cung cấp ra thị trường và xuất khẩu. Thu nhập của nông dân cũng tăng, đạt 33 triệu đồng/năm, (năm 2011 đạt 14 triệu đồng). Giá trị sản xuất đạt 233 triệu (năm 2011 đạt 214 triệu). Đời sống người nông dân được nâng lên rõ rệt...

Khai phá những cơ hội lớn

Tuy nhiên, Giám đốc Chu Phú Mỹ cũng thừa nhận, so với lợi thế thì ngành nông nghiệp Hà Nội vẫn chưa phát triển hết tiềm năng. Lợi thế nhất của nông nghiệp Thủ đô là có thị trường tiêu thụ sản phẩm lên tới 10 triệu dân, trong khi năng lực sản xuất hiện nay mới chỉ đáp ứng 69% nhu cầu, số còn lại được cung cấp bởi các tỉnh lân cận và nhập khẩu.

Đặt mục tiêu không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thành phố, mà còn hướng tới xuất khẩu; nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm, nên trong định hướng phát triển ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2016-2020, Hà Nội xác định, chú trọng việc sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, tăng sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa...

Để thu hút đầu tư, hình thành liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, thành phố có chính sách ưu đãi cho các DN đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, phôi giống có năng suất, chất lượng cao, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch. Đồng thời, hỗ trợ xây dựng khu thương mại, chế biến nông sản để thúc đẩy thương mại hoá nông sản của Hà Nội và các vùng phía Bắc.

Đặc biệt, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội cũng thường xuyên tổ chức các hội chợ, triển lãm và tổ chức các chương trình kết nối giao thương để đẩy mạnh các mô hình chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Mới đây, chỉ đạo đối với vấn đề này, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cũng yêu cầu chính quyền phải tạo liên kết giữa người nông dân với với thị trường tiêu thụ, nhất là các chợ đầu mối của thành phố.

Chính quyền phải đóng vai trò bà đỡ, kết nối giữa DN với bà con nông dân để mở rộng quy mô sản xuất, các vùng chuyên canh; phát huy vai trò các hộ sản xuất hạt nhân trong việc lan tỏa cây, con giống, kỹ thuật sản xuất sang các hộ lân cận, từ đó hình thành các vùng sản xuất tập trung.

Làm việc với Hội Nông dân thành phố Hà Nội, Bí thư Hoàng Trung Hải cũng yêu cầu tổ chức này cần đẩy mạnh các phong trào thi đua, như không sản xuất rau không an toàn, không giết mổ không an toàn, không sử dụng phụ gia độc hại… Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc sản xuất các sản phẩm an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ.

Cùng với đó, các sở, ngành chức năng của thành phố, nhất là Sở Công Thương phải quản lý chặt chẽ thị trường phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tuyên truyền danh mục những sản phẩm nào được sử dụng để nhân dân biết. Từ đó, tạo đà cho ngành nông nghiệp Thủ đô phát triển bền vững.

 Tags: sản xuất

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập791
  • Hôm nay66,526
  • Tháng hiện tại802,636
  • Tổng lượt truy cập93,180,300
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây