Học tập đạo đức HCM

Dân xứ tôm nuôi… ếch giống

Thứ hai - 03/10/2016 03:33
Nhắc đến xã Phú Thuận (Thoại Sơn, An Giang), nhiều người nghĩ ngay đến con tôm càng xanh bởi đây là vùng quy hoạch nuôi tôm lớn nhất tỉnh. Tuy vậy, cùng với loài vật nuôi “đỏng đảnh" , khiến nông dân nhiều lúc thăng trầm này, người dân Phú Thuận còn phát triển thêm nhiều đối tượng thủy sản khác, trong đó nuôi ếch giống là hướng đi mới nhiều triển vọng.

Từ mua giống sang nhân giống.

Nghề nuôi ếch thương phẩm đã có từ lâu ở Phú Thuận. Trước đây, nông dân chủ yếu mua con giống từ các địa phương khác như Châu Phú, Châu Thành… về nuôi. Sau kinh nghiệm đúc kết nhiều năm, cộng với được tham gia các lớp tập huấn, dạy nghề do Trung tâm Khuyến nông tổ chức, một số hộ đã mạnh dạn tự sản xuất con giống và bước đầu thành công. Ngoài việc cung cấp con giống cho người dân trong vùng, các hộ còn bán cho bà con nuôi ếch thương phẩm ở một số địa phương khác trong tỉnh.

Nhận thấy việc tự sản xuất con giống giúp giảm được chi phí đầu tư, khả năng thu lãi cao hơn so với các hộ mới nuôi lần đầu, phong trào sản xuất ếch giống ở Phú Thuận ngày càng nhân rộng. Ngoài những hộ nuôi lươn lâu năm, những hộ nuôi cá tra, làm ruộng, kể cả “đại gia” tôm càng xanh cũng đầu tư sản xuất ếch giống. Nắm bắt được tình hình, một số thương lái từ nhiều nơi xa như Tây Ninh, Đồng Nai đã tìm đến để ký hợp đồng thu mua con giống với số lượng lớn. Thương lái đầu tư ếch bố mẹ cho người sản xuất giống rồi thu mua lại toàn bộ ếch con sản xuất ra được. Với lợi thế chỉ cần diện tích nhỏ, sử dụng bể nuôi chỉ từ 10-15m2, có thể tận dụng khoảng đất trống xung quanh nhà, công chăm sóc không quá khắc khe như các đối tượng thủy sản khác nên càng thu hút nhiều người tham gia.

Với phương thức hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, có đầu ra ổn định, vốn đầu tư ít và quay vòng vốn nhanh, có thể tận dụng được lao động nhàn rỗi trong gia đình nên người dân đã mạnh dạn đầu tư phát triển. Chỉ chưa đầy 2 tháng, người nuôi đã bán được ếch con, có khoản lời tương đối khá. Do vậy, hộ ít vốn thì đầu tư 1-2 bồn, hộ nhiều vốn thì nuôi từ 8-10 bồn, có hộ hơn chục bồn.

Nghề nuôi ếch giống

Bể nuôi ếch giống ở Phú Thuận

“Người người nuôi ếch, nhà nhà nuôi ếch”

Đó là hình ảnh dễ nhận thấy ở xã Phú Thuận ngày nay. Chú Dương Phát Tài (ấp Kinh Đào) là một lão ngư với 28 năm kinh nghiệm trong việc nuôi tôm càng xanh. Nhận thấy được lợi ích của việc nuôi ếch giống, cùng với duy trì 5 công mặt nước để nuôi tôm càng xanh, chú còn mạnh dạn đầu tư 3 bể nuôi ếch giống trước sân nhà. Đến nay, chú đã cho ếch đẻ được một bể 20m2. Với 20 cặp ếch bố mẹ ban đầu, sau khi cho phối giống, chú thu được 12.000 ếch con. Hiện tại, ếch giống đã được hơn 30 ngày tuổi, hao hụt khoảng 1.000 con. Dự kiến nửa tháng sau, chú Tài có thể xuất bán lứa giống đầu tiên. “Cứ cho đến khi xuất bán, hao hụt thêm khoảng 1.000 con nữa thì trong bồn cũng còn lại 10.000 con ếch giống với kích cỡ từ 200-220 con/kg. Với giá thu mua của thương lái hiện tại trên địa bàn là 500 đồng/con, tôi có thể thu về khoảng 5 triệu đồng. Sau khi trừ đi chi phí thay nước, thức ăn, thuốc, khấu hao bể nuôi và ếch bố mẹ, tôi cũng còn lời khoảng 3,3 triệu đồng sau 1,5 tháng nuôi” – chú Tài nhẩm tính.

Theo lời của lão ngư này, đối với nuôi ếch giống, khâu quan trọng nhất là thay nước và làm vệ sinh bể nuôi. “Nếu không vệ sinh thật kỹ, lượng phân từ ếch con thải ra và thức ăn thừa sẽ còn lắng tụ lại. Nuôi lâu ngày, mầm bệnh từ nguồn chất thải này sẽ tích lũy dần. Khi gặp thời tiết thay đổi, sức đề kháng của ếch con kém, mầm bệnh sẽ bùng phát khiến ếch hao hụt nhiều. Các bệnh thường gặp trên ếch con là bệnh đỏ đùi và sình bụng. Do đó, để phòng ngừa các bệnh này, người nuôi cần vệ sinh thật kỹ bể nuôi trước khi thay nước mới vào. Đồng thời, định kỳ trộn thêm men tiêu hóa, Vitamin C vào thức ăn cho ếch con để tiêu hóa tốt thức ăn và tăng cường sức đề kháng sẽ hạn chế bệnh bùng phát” – chú Tài chia sẻ.

Việc phát triển nghề nuôi ếch giống gắn với hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra là hướng đi khá bền vững hiện nay ở Phú Thuận. Bước tiếp theo là cần quy hoạch lại vùng nuôi ếch giống, tập huấn thêm kỹ thuật cho bà con để đạt hiệu suất nhân giống cao. Đồng thời, chính quyền địa phương cần tham gia giám sát việc thực thi hợp đồng, hướng thương lái và nông dân ký kết theo hợp đồng mẫu của tỉnh về liên kết tiêu thụ nông sản nhằm đảm bảo tính pháp lý cao nhất.

KS. Nguyễn Tuấn Tính
Theo Báo An Giang
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập86
  • Hôm nay26,859
  • Tháng hiện tại107,639
  • Tổng lượt truy cập88,785,973
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây