Học tập đạo đức HCM

Sống tốt nhờ lúa lai

Thứ bảy - 05/11/2016 04:19
Theo Sở NN-PTNT Bình Định, trong năm 2016, trên địa bàn tỉnh này có 11.272 hộ đồng bào DTTS ở các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Ân, Phù Cát và Tây Sơn SX hơn 2.556 ha diện tích lúa lai.

 

14-35-59_sx-lu-li-o-n-ton
Mô hình SX lúa lai ở xã An Toàn (huyện An Lão, Bình Định)
 

Trong đó, vụ ĐX SX hơn 1.676 ha với 6.720 hộ tham gia, vụ thu SX hơn 879 ha với 4.552 hộ tham gia.

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp Bình Định, năng suất lúa lai bà con đồng bào DTTS canh tác trong vụ ĐX năng suất đạt bình quân 57,7 tạ/ha, tăng 8,8 tạ so với lúa thuần; vụ thu năng suất bình quân đạt 56 tạ/ha, tăng 7,8 tạ/ha so với lúa thuần.

“Riêng năng suất lúa lai ở các huyện An Lão, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh và Phù Cát đạt khá cao, bình quân trên 60 tạ/ha; nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số làm lúa lai đạt năng suất trên 70 tạ/ha, trong đó năng suất lúa lai bình quân tại huyện An Lão tăng cao hơn năng suất lúa thuần đến 16,8 tạ/ha”, ông Nguyễn Văn Trượng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, cho biết.

Theo cho biết của ông Đỗ Tùng Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện An Lão, từ năm 2010 trở về trước, đồng bào DTTS ở huyện này tuy đã biết làm lúa nước, nhưng chưa tiếp cận được với các giống lúa lai nên năng suất cho rất thấp, khoảng dưới 40 tạ/ha, làm lúa không đủ ăn.

“Thế nhưng từ khi đồng bào DTTS trên địa bàn canh tác cây lúa lai, năng suất lúa đã được tăng hơn từ 20-25 tạ/ha so với làm lúa thuần trước đó, lợi nhuận tăng hơn 10-12 triệu/ha. Thời gian trước đây ngoài những khoản hỗ trợ của tỉnh, trung ương, năm nào huyện cũng trích kinh phí mua 100-150 tấn gạo để hỗ trợ cho bà con đủ ăn giáp hạt. Nay thì vấn đề an ninh lương thực ở những vùng sâu, vùng xa, nơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đã được ổn định”, ông Lâm phấn khởi cho hay.

Tuy nhiên, tại một số địa phương, vùng ruộng làm lúa lai của đồng bào DTTS chưa được quy hoạch, SX còn manh mún, phân tán, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, hướng dẫn bà con cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh dẫn tới năng suất thấp. Có nơi khả năng thâm canh lúa lai của các hộ không đồng đều, một số hộ còn ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, không đầu tư chăm sóc khiến cây lúa kém phát triển, hiệu quả đạt không cao.

“Ví như ở huyện Vân Canh, nhiều địa phương đưa lúa lai vào SX ở những vùng không đảm bảo nước tưới; bà con bón phân không đầy đủ, kịp thời nên cây lúa sinh trưởng phát triển kém, bọ trĩ gây hại nặng dẫn tới năng suất chỉ đạt hơn 39 tạ/ha”, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định Nguyễn Văn Trượng nêu ví dụ.

Nhìn chung, từ khi các giống lúa lai đi vào ruộng lúa nước của đồng bào DTTS ở Bình Định đã góp phần ổn định lương thực tại chỗ, lúa thu được các vụ trong năm chẳng những đủ ăn, bà con còn thừa lúa để chăn nuôi hoặc bán lấy tiền chi dụng cho việc khác, đời sống người dân các vùng sâu, vùng xa được nâng cao rõ rệt.

“Làm lúa lai ngoài mang lại hiệu quả kinh tế, bà con trực tiếp SX còn được chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thâm canh lúa nước, góp phần làm thay đổi nhận thức, tập quán canh tác truyền thống theo kiểu “chọc trỉa” như trước đây. Khi bà con đã ổn định cuộc sống, nạn phát rừng làm rẫy để trồng lúa nương cũng không còn nóng bỏng như trước”, ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định.

 

Theo Vũ Đình Thung/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập319
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại198,377
  • Tổng lượt truy cập90,261,770
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây