Học tập đạo đức HCM

Trồng dưa ngọt ở vùng hạn mặn thu trăm triệu mỗi năm

Thứ bảy - 05/11/2016 11:10
(Dân Việt) Đam mê làm nông nghiệp, ông Võ Văn Chưng ở ấp Tân Long A, xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã mạnh dạn bỏ vốn lớn đầu tư nhà kính trồng dưa lưới. Đây cũng là mô hình đầu tiên ở ĐBSCL đạt hiệu quả cao và khắc phục tình trạng hạn mặn gay gắt...

Trồng bằng công nghệ sạch

Dưa lưới thuộc họ bầu bí, chịu nắng rất tốt nhưng không chịu được mưa nhiều. Nếu gặp mưa nhiều, cây dễ bị nhiễm nấm bệnh, trái nứt, không bán được. Vì vậy, ông Chưng cho rằng, trồng dưa lưới trong nhà kính vừa giúp che mưa, vừa ngăn côn trùng xâm nhập, tăng năng suất. Do sản xuất theo quy trình sạch, khi thu hoạch đạt tiêu chuẩn vệ sinh trong quá trình cắt tỉa nên đảm bảo sản phẩm chất lượng khi đến tay người tiêu dùng.

 trong dua ngot o vung han man thu tram trieu moi nam hinh anh 1

Ông Chưng với mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính, đem lại hiệu quả cao. Ảnh: H.X

 “Thấy tôi đầu tư hàng trăm triệu đồng làm mô hình này, người dân ở đây ai cũng cảm thấy lo lắng. Bởi từ trước đến nay, tôi và họ chỉ quen trồng cây lúa truyền thống. Nhưng ngay vụ đầu tiên thu hoạch đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, hơn nhiều so với trồng lúa. Dưa lưới không những tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu”.

 Ông Võ Văn Chưng

 

 

Với suy nghĩ đó, ông Chưng đã đầu tư khu nhà lưới, ứng dụng công nghệ sạch trồng dưa. Tại khu nhà lưới, dưa được trồng theo hàng trong giá thể để cách ly hẳn với nền đất, tỷ lệ 10 cây/m2.

Cây dưa khi lớn mọc bò theo giàn và được cung cấp chất dinh dưỡng từ nước theo hệ thống tưới nhỏ giọt. Kỹ thuật trên do Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM chuyển giao, theo công nghệ Israel.

“Dưa lưới không dễ trồng, nước tưới phải là nguồn nước sạch. Kỹ thuật tưới cũng được quản lý chặt theo chu kỳ 10 lần/ngày và thời gian mỗi lần tưới là 2 phút. Với kỹ thuật này sẽ tiết kiệm được đến 80% lượng nước so với thông thường” – ông Chưng nói.

Theo tính toán của Phòng Nông nghiệp huyện Phụng Hiệp cũng cho thấy, với mô hình tưới nhỏ giọt như trên, bình quân 1.000m2 (trồng khoảng 2.500 dây dưa) chỉ sử dụng khoảng 90m3 nước/tháng. Cây dưa lưới sinh trưởng trong khoảng 70 ngày nên mỗi vụ chỉ chi phí gần 1 triệu đồng cho việc tưới nước.

Thu trăm triệu mỗi năm

Ông Chưng đã gắn bó hơn nửa đời người với cây lúa. Tuy nhiên, những năm gần đây việc trồng lúa ở Hậu Giang thường gặp cảnh bấp bênh, mang lại lợi nhuận thấp. Trước thực tế đó, ông Chưng đã quyết định đi nhiều nơi học hỏi về kỹ thuật, quy trình trồng dưa lưới nhà kính rồi mạnh dạn áp dụng.

“Năm 2015, tôi bắt tay trồng thử nghiệm với diện tích khoảng 2.000m2; đầu tư khoảng 700 triệu đồng để cải tạo đất, làm nhà lưới, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt... Chỉ 2 vụ đầu trong năm, trừ hết chi phí, tôi thu được trên 130 triệu đồng. Sau này, kinh nghiệm được đúc kết, với đầu tư ban đầu, tôi có thể thu về trên 400 triệu đồng/năm” – ông Chưng chia sẻ.

Cũng nhờ cách làm này, hiện nay ở Hậu Giang và các địa phương lân cận, nhiều người đã biết đến ông Chưng là người đi tiên phong trong việc thử nghiệm trồng dưa lưới trong nhà kính và đã mang lại nhiều thành công bất ngờ. Từ 2.000m2 ban đầu, đến nay, ông Chưng đã tăng diện tích trồng dưa lứa thêm 2.500m2.

Đánh giá về hiệu quả của mô hình này, ông Trần Trung Tính - Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Phụng Hiệp cho biết: “Cây dưa lưới trồng trong nhà kính giúp tiết kiệm được lượng nước tưới đáng kể, đặc biệt là trong điều kiện biến đổi khí hậu gay gắt như hiện nay. Nếu đặt mô hình này trong vùng hạn mặn thì lượng nước tưới sẽ đảm bảo cho cây trồng phát triển tốt và cho thu hoạch cao”. 

http://danviet.vn/

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập342
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại233,369
  • Tổng lượt truy cập85,140,405
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây