Học tập đạo đức HCM

Chuỗi rau sạch tiền tỉ của chàng trai 8X

Thứ bảy - 05/11/2016 04:31
Nguyễn Đông Hải (31 tuổi) là người đầu tiên ở Đà Lạt xây dựng thành công chuỗi rau sạch khép kín từ nông trại đến showroom trưng bày rồi mở nhà hàng phục vụ thực khách, với doanh thu hàng chục tỉ đồng mỗi năm.
Nguyễn Đông Hải sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó ở miền quê Hà Tĩnh. Năm 2004, chàng trai này vào TP.Đà Lạt ở nhờ nhà chị để theo học ngành môi trường (Trường ĐH Đà Lạt), vừa học vừa đi làm thuê cho các nhà vườn, vựa rau ở đây. Quá trình lăn lộn này, Hải nhận thấy nhu cầu tiêu thụ rau, nhất là rau sạch của thị trường khá lớn, nên rất thích kinh doanh mặt hàng này.
Từ 7 triệu đồng khởi nghiệp
Năm 2007, Hải rủ một người bạn tên Đức thành lập công ty lấy tên là Hải Đức. “Hai đứa tôi đều khó khăn cả, vì thích quá nên mới quyết định như vậy, chứ khi thành lập công ty chúng tôi chỉ có tổng cộng 7 triệu đồng, vừa đủ để lo làm thủ tục giấy tờ. Ban đầu tụi tôi phải mượn thêm tiền, kinh doanh nông sản thực phẩm bằng hình thức mua đi bán lại. Sau đó, tôi thuyết phục mượn sổ đỏ của anh chị (anh rể, chị ruột) vay lấy tiền thuê 3 ha đất, rồi dựng nhà kính 6.000 m2 và cuối năm đó anh chị góp thêm vốn, chúng tôi dựng được 2 ha nhà kính để trồng rau các loại”, Hải kể.
 
 
Chuỗi rau sạch tiền tỉ của chàng trai 8X - ảnh 2
Hai đứa tôi đều khó khăn cả, vì thích quá nên mới quyết định như vậy, chứ khi thành lập công ty chúng tôi chỉ có tổng cộng 7 triệu đồng, vừa đủ để lo làm thủ tục giấy tờ
Chuỗi rau sạch tiền tỉ của chàng trai 8X - ảnh 3
 
 
 
Nhưng vừa vào nghề thì bao khó khăn liền ập xuống. Kỹ thuật trồng rau chưa có, sâu bệnh liên tục khiến rau chết lên chết xuống, thị trường tiêu thụ lại bấp bênh, rau bán chẳng ai mua, chỉ gửi bán hàng chợ và giá cả do các tư thương quyết định hết, công ty rơi vào thua lỗ triền miên. “Chỉ trong 2 năm chúng tôi lỗ hết 2 tỉ đồng, nhiều hệ lụy cũng kéo theo. Đầu năm 2009, tôi tách riêng thành lập Công ty TNHH Viet Farm và chạy khắp nơi vay mượn tiền để tiếp tục với nghề rau. Lần này tôi định hướng rõ ràng, sản xuất làm sao phải có tiêu chuẩn, chất lượng hướng đến thị trường tốt hơn, cao cấp hơn. Tôi thuê công ty tư vấn về hướng dẫn, xây dựng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Cuối năm 2009, nông trại của tôi được cấp chứng nhận này, lúc ấy tôi sản xuất trên 3 ha đất…”, Hải tâm sự.
Đến “đại gia” bạc tỉ
Có chứng nhận GlobalGAP, công ty của Hải bắt đầu có khách hàng là các hệ thống siêu thị, cửa hàng lớn ở TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng... tìm đến và ký kết hợp đồng tiêu thụ. Việc kinh doanh từng bước khởi sắc. Năm 2010 công ty của Hải cung cấp ra thị trường 150 tấn rau, doanh thu đạt 3 tỉ đồng và chính thức cắt lỗ. Tiếp đó, Hải hợp tác với 6 hộ nông dân khác (4 ha đất) để mở rộng diện tích sản xuất, dưới hình thức công ty hướng dẫn kỹ thuật, giám sát chặt chẽ chất lượng và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con. Việc kinh doanh thuận lợi, chỉ 2 năm tiếp theo, Hải hoàn trả hết số nợ ban đầu và đến năm 2013 anh thuê thêm 8 ha đất lâu dài ở P.8 (TP.Đà Lạt) để đầu tư sản xuất...
Chuỗi rau sạch tiền tỉ của chàng trai 8X - ảnh 4
Chàng trai H’Mông làm giàu từ chưng cất tinh dầu
Nghề chưng cất tinh dầu không chỉ mang lại cho chàng trai người H’Mông Má A Nủ doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm, mà còn giúp nhiều thanh niên có việc làm, thu nhập ổn định khi nhận trồng thảo dược cung cấp nguyên liệu sản xuất tinh dầu.
Hiện nay, tổng số diện tích sản xuất của công ty Hải là 13 ha, trong đó có 6 ha nhà kính đầu tư theo công nghệ Israel, đồng thời hợp tác thêm với nông dân 10 ha sản xuất 40 loại rau theo tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP. Quá trình sản xuất, Hải thuê các đơn vị kiểm định độc lập đánh giá chất lượng rau để đảm bảo sản phẩm luôn luôn đạt chất lượng tốt nhất.
Nguyễn Đông Hải chia sẻ: “Năm 2014, công ty tôi đã có hợp đồng xuất khẩu rau trực tiếp sang Singapore, Malaysia, Campuchia, tổng sản lượng rau năm ấy đạt 1.500 tấn, trong đó xuất khẩu 30%, tổng doanh thu 15 tỉ đồng. Năm 2015, sản lượng tăng hơn gấp đôi, đạt 3.600 tấn (xuất khẩu 35%), doanh thu đạt 32 tỉ đồng. Vườn rau đều được gắn camera, khách hàng nếu muốn giám sát quy trình sản xuất, thu hoạch sẽ được cài đặt về máy họ để xem bất cứ lúc nào”.
Làm du lịch canh nông
Nhận thấy tiềm năng phát triển với cây rau còn rất lớn, nhu cầu du khách tìm rau sạch ngày càng nhiều nhưng Đà Lạt đang thiếu cửa hàng rau sạch đúng nghĩa để phục vụ, Hải liền đầu tư để đáp ứng. Tháng 4.2016, Hải khai trương showroom trưng bày rau sạch trên đường Bùi Thị Xuân (TP.Đà Lạt) để giới thiệu, bán rau cao cấp (có đóng gói sẵn) cho người dân địa phương và du khách lựa chọn. Đồng thời, tại đây, Hải cũng mở luôn một nhà hàng chuyên phục vụ các món rau này cho thực khách để họ có thể ăn, cảm nhận tại chỗ và mua hàng. Song song đó, Hải giới thiệu kết nối các tour, tuyến để làm du lịch canh nông. Du khách đến sẽ được đưa vào nông trại tham quan, trải nghiệm quy trình trồng rau sạch, sau đó về tham quan showroom, tìm hiểu cách đóng gói, bảo quản rau, rồi lại nhà hàng thưởng thức các món rau.
Chuỗi rau sạch tiền tỉ của chàng trai 8X - ảnh 5
Gã giang hồ hoàn lương đi làm từ thiện trả nợ đời
Có một quá khứ tội lỗi, phải trả giá bằng 4 năm tù, khi trở lại cộng đồng chàng trai trẻ Lê Phú Lâm (30 tuổi, ở khối phố Hòa Mỹ, phường Cửa Đại, TP Hội An, Quảng Nam) đã chọn việc làm ý nghĩa để “trả nợ đời”.
“Dù mới đưa mô hình này vào hoạt động nhưng bước đầu cũng có hiệu quả, nhiều du khách đã tự tìm đến. Bình quân mỗi ngày có vài trăm lượt khách, cao điểm có ngày đón 500 - 1.000 lượt du khách, doanh thu bán rau cao cấp ở showroom này mỗi ngày đạt 10 - 35 triệu đồng”, Hải hồ hởi.
Ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Lâm Đồng, cho biết chi cục thường xuyên lấy mẫu kiểm tra sản phẩm ở nông trại của Nguyễn Đông Hải và tất cả đều an toàn. “Mô hình sản xuất, kinh doanh rau sạch theo chuỗi khép kín như của Hải là mô hình mới, đầu tiên ở Đà Lạt mang lại hiệu quả, góp phần phát triển du lịch địa phương và quảng bá sản phẩm nông sản Đà Lạt”, ông Hưng nói.
Nguyễn Đông Hải cho biết anh sẵn sàng chia sẻ về kinh nghiệm trồng và quản lý rau sạch, tư vấn thị trường... qua điện thoại 0937900780, hoặc trực tiếp tại công ty.
 
Theo Gia Bình/thanhnien.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập159
  • Hôm nay69,291
  • Tháng hiện tại900,018
  • Tổng lượt truy cập92,073,747
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây