Học tập đạo đức HCM

Thành tỷ phú ở tuổi 30 nhờ mô hình nuôi chim hoang dã

Chủ nhật - 14/08/2016 23:44

Thành tỷ phú ở tuổi 30 nhờ mô hình nuôi chim hoang dã

Với mô hình chăn nuôi chim hoang dã đã giúp anh Phúc có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Dù chỉ có khoảng 2.000 mét vuông đất vừa để ở, vừa chăn nuôi động vật hoang dã, nhưng mô hình chăn nuôi của anh Trương Văn Phúc ở xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông ở tỉnh Tiền Giang đã mang lại nguồn thu nhập gần 1 tỷ đồng mỗi năm.

Năm 2005, khi nhận tấm bằng Cử nhân Thú y, anh Trương Văn Phúc trở về gia đình mở trang trại chăn nuôi. Từ mô hình chăn nuôi bò của gia đình ban đầu, anh chuyển sang nuôi gà Sao và gà H. Mông và gà Ai Cập. Nhờ có kiến thức đã học nên chỉ trong thời gian ngắn, đàn gà ngày càng phát triển. Ở thời điểm đó, thị trường các loại gia cầm này rất hút hàng nhất là nhu cầu mua giống nhân đàn của nông dân trong vùng.

 

Anh Phúc đầu tư 4 tủ ấp trứng nhân tạo bằng lò ấp điện với tỷ lệ nở thành công từ 60-70%.

Năm 2008, thị trường tiêu thụ gà Sao và gà H. Mông và gà Ai Cập có chiều hướng lắng dịu, giá sụt nên anh chuyển sang nuôi chim Trĩ đỏ. Chim này rất quý hiếm, giá cáo nên lúc đầu anh chỉ mua được 1 cặp giá 8 triệu đồng về làm giống. Sau đó anh nhân lên được 8 cặp, rồi năm sau được 50 cặp và cứ thế tăng dần. Gần đây, thị trường chim Trĩ đỏ bị trầm lắng, anh Phúc tiếp tục sưu tầm giống chim Công và gà đen Indonesia về nuôi.

Qua hơn 10 năm gắn bó với mô hình chăn nuôi, đến nay trang trại động vật hoang dã của anh Trương Văn Phúc đã có 7 loài vật nuôi; trong đó có trên 500 con chim Trĩ màu đỏ, vàng, xanh; 200 con chim công và gà đen Indonesia; 300 con gà Đông tảo…

Các loại vật nuôi này tuy giá cao hơn giá gia cầm bình thường gấp 10 lần nhưng do hình dáng đẹp, thịt ngon và quý hiếm nên không đủ cung cấp cho khách hàng. Từ mô hình chăn nuôi này anh thu lãi gần 1 tỉ đồng/năm.

Để chăn nuôi thành công, anh Phúc áp dụng đầy đủ các kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh theo khuyến cáo của ngành thú y, xây chuồng trại đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học nên hạn chế dịch bệnh. Đặc biệt đối với chim trĩ không có khả năng ấp trứng nên anh Phúc đầu tư 4 tủ ấp trứng nhân tạo bằng lò ấp điện với tỷ lệ nở thành công từ 60-70%.

“Các con giống mới, quý hiếm thị trường luôn cần nhiều nếu nuôi được sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Yếu tố để nuôi thành công là phải tìm hiểu về giống, đặc tính của loài, từ đó xây dựng mô hình chuồng trại cho phù hợp. Ban đầu cần bắt con giống nuôi thử nghiệm, nếu phát triển tốt sẽ đầu tư chuồng trại và phát triển mạnh con giống đó”, anh Phúc chia sẻ.

Ông Phan Văn Trước, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông nhận xét, anh Phúc không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn hướng dẫn, tạo điều kiện cho nhiều thanh niên, nông dân khác đầu tư chuồng trại làm vệ tinh chăn nuôi. Anh Phúc chịu trách nhiệm cung ứng con giống và bao tiêu đầu ra. Đa số các mô hình đều thành công, thu nguồn lãi khá.

“Mấy năm gần đây, anh Phúc luôn phát triển mô hình nuôi và cung cấp con giống mới, đồng thời phổ biến kỹ thuật, vệ sinh phòng bệnh trong từng thời điểm. Ngoài thành công trong chăn nuôi, trong các hoạt động ở địa phương, anh Phúc luôn tham gia với vai trò là một thành viên tích cực”, ông Trước cho biết.Đàn chim Trĩ của anh Trương Văn Phúc.

 

Đàn chim Trĩ của anh Trương Văn Phúc.

Tuy mới ngoài 30 tuổi nhưng anh Trương Văn Phúc đã trở thành tỷ phú. Sự thành công đó không chỉ nhờ lòng quyết tâm lao động,mà chàng trai trẻ này còn rất nhạy bén trong ứng dụng kỹ thuật vào chăn nuôi. Hiện anh đã đầu tư nhà nuôi chim yến và tiếp tục mở rộng việc nuôi các loài vật hoang dã theo hướng thương phẩm phục vụ khách hàng bình dân.

“Thời gian tới tôi tiếp tục đầu tư, mở rộng thêm quy mô chuồng trại. Tăng cường thêm nguồn giống mà đặc biết là gà đen Indo, chim Công, chim Trĩ bảy màu… phục vụ nhu cầu nuôi kiểng, cảnh. Đặc biệt là nuôi gà thịt loại gà Indo”, anh Phúc cho biết thêm.

Với ý chí, nghị lực và tinh thần ham mê lao động vươn lên làm giàu cho bản thân và phục vụ xã hội, anh Trương Văn Phúc đã vinh dự được UBND tỉnh Tiền Giang, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích sản xuất kinh doanh giỏi. Năm nay, anh Phúc tiếp tục được tỉnh Tiền Giang làm hồ sơ đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động Hạng 3.

 
Theo Nhật Trường (VOV)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập114
  • Hôm nay40,182
  • Tháng hiện tại1,057,231
  • Tổng lượt truy cập92,230,960
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây