Học tập đạo đức HCM

Trồng dâu tằm thu hàng tấn trái, bán bao nhiêu lời bấy nhiêu

Thứ năm - 12/07/2018 02:56
"Hiện nay, dâu đang cho trái rộ, bình quân mỗi ngày thu hoạch khoảng 80 kg, giá bán tại vườn 40.000 - 50.000 đồng/kg, nhưng không đủ bán. Trừ chi phí lời hơn 30 triệu đồng/vụ. Đặc điểm của dâu tằm không có sâu bệnh, nhẹ công chăm sóc, không sử dụng bất kỳ phân, thuốc gì cả, thu hoạch, nên trồng dâu gần như thu lãi hoàn toàn”, anh Nguyễn Văn Đoàn chia sẻ.

Từ một người nông dân chân đất, chú Nguyễn Văn Thuận và con là Nguyễn Văn Đoàn đã thành lập vườn dâu tằm Đà Lạt trên đất miền Tây, trở thành chủ vườn du lịch “Làng dâu Mỹ Khánh”. Đến nay, vườn dâu 2 Thuận - Mỹ Khánh (tọa lạc tại tổ 3, ấp Bình Hòa 2, xã Mỹ Khánh, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) đã trở thành địa chỉ quen thuộc của du khách gần xa.

VƯỜN DÂU TẰM LÀM DU LỊCH SINH THÁI

Để đến được vườn dâu Mỹ Khánh, khách đi theo đường Võ Văn Hoài (dưới chân cầu Tôn Đức Thắng), qua cầu Cái Chiêng quẹo phải; chạy thẳng đến cầu sắt thứ 2 (cầu Mương Mẹt), rẽ trái đi khoảng 300m là đến vườn dâu “2 Thuận”. Suốt tuyến đường đi từ cầu Cái Chiêng đến cầu Mương Mẹt đều có bảng hiệu “Mô hình nông thôn mới, chuyển đổi cây trồng. Vườn dâu tằm Đà Lạt “2 Thuận”...

 trong dau tam thu hang tan trai, ban bao nhieu loi bay nhieu hinh anh 1

Anh Đoàn thành công với mô hình trồng dâu

Nói đến dâu tằm, ít ai ngờ ở xã Mỹ Khánh có nông dân trồng thành công với năng suất, chất lượng không thua kém vùng đất ở Đà Lạt. Nông dân Nguyễn Văn Đoàn (con chú Nguyễn Văn Thuận) cho biết: “Cách đây 8 năm, từ mảnh đất 4 công lúa chuyển sang trồng nhãn, chanh, ổi, sầu riêng. Nhưng sau nhiều năm khai thác, nhãn bị bệnh chổi rồng, năng suất giảm, giá cả cũng không cao. Tôi có ý định chuyển sang trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, nhưng không biết trồng cây gì. Trong một chuyến đi chơi thấy dâu tằm Đà Lạt trái to đem về 5 cây trồng thử, tự chiết giống ra trồng thay thế các cây nhãn bị bệnh...".

Theo anh Đoàn, ban đầu chưa có kinh nghiệm, kỹ thuật, dâu cho trái rất ít. Tình cờ ngay cạnh vườn nhà, sau khi thu hoạch xong lúa, bà con đốt đồng chuẩn bị vụ sản xuất sau, hơi nóng làm cây dâu tằm bị cháy, rụng hết lá. Cứ nghĩ cây dâu tằm chết hết, định đốn bỏ, nhưng sau vài trận mưa cây ra trái sum suê. Ham quá, thế là anh Đoàn bắt đầu chiết cành và trồng xen giữa những cây nhãn. Sau 1 năm trồng cho hiệu quả cao anh đốn bỏ nhãn, trồng 300 gốc dâu trên diện tích 4.500m2.

Trong một lần qua huyện Chợ Mới thấy nông dân trồng mè xịt thuốc cho rụng lá để ra trái, thế là anh học được cách làm dâu tằm rụng lá thay vì mỗi vụ cả nhà phải hì hục dùng rơm đốt cho có hơi nóng để dâu rụng lá. Anh còn học được kinh nghiệm cho cây ra trái theo ý muốn.

Anh Đoàn cho biết: “Dâu mỗi năm cho trái 3 đợt chính vụ vào khoảng tháng 3, 7, 11 (âm lịch). Mỗi đợt, cây cho thu hoạch trái liên tục khoảng 1 tháng thì tạm ngưng. Bình quân mỗi vụ, năng suất 1,2 - 1,3 tấn trái/1000m2. Hiện nay, dâu đang cho trái rộ, bình quân mỗi ngày thu hoạch khoảng 80 kg, giá bán tại vườn 40.000 - 50.000 đồng/kg, nhưng không đủ bán. Trừ chi phí lời hơn 30 triệu đồng/vụ.

Đặc điểm của dâu tằm không có sâu bệnh, nhẹ công chăm sóc, ngoài tưới nước, bón một ít phân sau khi thu hoạch để cây tiếp tục phát triển thì không sử dụng bất kỳ phân, thuốc gì cả, chỉ tốn công chăm sóc, thu hoạch, nên trồng dâu gần như thu lãi hoàn toàn”.

THU HÚT DU KHÁCH TỚI VƯỜN TẤP NẬP

Ngoài bán trái dâu tươi, anh Đoàn chế biến từ trái dâu ra các sản phẩm rượu dâu, mật dâu, nước cốt dâu, mứt dâu, siro dâu, sinh tố dâu, nên thu nhập khá cao. Vườn dâu “2 Thuận” thu hút khá đông khách các nơi đến tham quan, hái thưởng thức dâu tại vườn và mua về làm quà biếu.

Nước cốt dâu được làm nguyên chất bằng cách rửa sạch trái dâu trộn với đường đem ủ lên men ra nước, chắt ra đóng chai bán, không pha trộn, không hóa chất, không chất bảo quản. Trái dâu tằm khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Trái dâu giàu chất dinh dưỡng, có công hiệu bổ thận, sáng mắt, giải độc rượu, táo bón, tăng cường sức khỏe, thông huyết khí...

 trong dau tam thu hang tan trai, ban bao nhieu loi bay nhieu hinh anh 2

Du khách đến vườn dâu bơi xuồng ngắm cảnh

Thấy được tầm quan trọng của việc phải xây dựng thương hiệu, từ năm 2015, anh Đoàn đã liên hệ Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương... đăng ký thương hiệu. Và sản phẩm “Nước cốt dâu tằm tươi 2 Thuận” đã được đăng ký độc quyền. Tiếp nối thành công đó, anh tiếp tục đăng ký thương hiệu sản phẩm sirô và mứt dâu “2 Thuận”.

Anh Đoàn chia sẻ: “Để sản phẩm tạo được uy tín, có chỗ đứng trên thị trường đòi hỏi phải có nhãn mác, bao bì, có địa chỉ sản xuất rõ ràng. Nhờ có thương hiệu, tôi được các sở, ngành tỉnh hỗ trợ quảng bá sản phẩm tại các kỳ hội chợ, các lễ hội ở địa phương, đồng thời thu hút ngày càng đông khách du lịch trong ngoài tỉnh đến tham quan và đầu ra ổn định”.

Chú Nguyễn Văn Thuận chia sẻ thêm: “Đáp ứng nhu cầu du khách, chú mở thêm dịch vụ du lịch dưới tán dâu, xây các tum để khách ăn uống. Khách vào vườn tự do quay phim, chụp ảnh, hái dâu ăn miễn phí. Khi khách có nhu cầu mua dâu tươi, uống nước dâu tại chỗ hay mua nước cốt dâu, mứt dâu… mang về chú mới tính tiền, giá 40.000 - 50.000 đồng/chai”.

Khoảng 2 năm nay, khách đến vườn dâu ngày càng đông, nhất là giới trẻ, khách các tỉnh về rủ nhau vào hái dâu, uống dâu và chụp hình. Để phục vụ nhu cầu này thường xuyên, chú Thuận xử lý ra trái quanh năm theo từng khu vực để phục vụ khách tham quan và có dâu bán quanh năm. Hiện, chú đang trồng xen các loại cây dâu Hạ Châu, bưởi da xanh, quýt, cây chúc, cây yều... đang chuẩn bị cho trái.

Thấy trồng dâu hiệu quả, chi phí ít, đầu ra khá tốt nên nhiều người dân trong xóm học hỏi và nhân rộng. Hiện ở ấp Bình Hòa 2 gần như cả xóm trồng dâu và cho khách tham quan như: vườn dâu Út Tuấn, Út Tồn...

 
Theo Hạnh Châu (Báo An Giang)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập170
  • Hôm nay45,722
  • Tháng hiện tại973,454
  • Tổng lượt truy cập92,147,183
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây