Học tập đạo đức HCM

Trồng tre để tăng thu nhập

Thứ ba - 25/04/2017 23:28
Mạnh dạn “thử sức” với những cây trồng mới, nông dân xã Phú Bình (Phú Tân) bước đầu đã thu được kết quả khả quan. Trong đó, mô hình trồng tre Điền Trúc lấy măng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Bình Nguyễn Thanh Toàn cho biết: “Việc cây lúa gặp khó khăn trong những năm qua đã thôi thúc người nông dân tìm hướng đi mới trong nông nghiệp nhằm đạt lợi nhuận cao hơn. Trong đó, mô hình trồng măng Điền Trúc đang cho những tín hiệu tích cực. Hiện tại, mô hình đang được áp dụng trên diện tích 4.000m2 đất của ông Nguyễn Văn Tường tại ấp Bình Phú 2”. Về nguyên nhân khởi phát mô hình, ông Nguyễn Văn Tường chia sẻ: “Lúc đầu, tôi nhận thấy một số anh em tại địa phương trồng tre lấy măng có hiệu quả. Tuy nhiên, họ chỉ trồng diện tích nhỏ và bán tại các chợ địa phương. Vì vậy, tôi quyết định “làm quen” với cây tre Điền Trúc và cố gắng học hỏi kinh nghiệm canh tác của những người đi trước. Hiện nay, 4 công tre của tôi đã 3 năm tuổi và đang cho thu hoạch khá ổn định”.

Với đặc tính dễ trồng, cây tre Điền Trúc tỏ ra “hợp tính, hợp nết” với vùng đất phù sa Phú Bình. Chúng phát triển khá tốt và mang cho ông Tường nguồn thu rất khá. “Hiện nay, tôi bẻ măng giao cho thương lái địa phương với chu kỳ 2 ngày/lần. Bình quân, mỗi lần thu hoạch khoảng 170 - 200kg măng. Thông thường, măng Điền Trúc được thương lái thu mua với giá 14.000 - 18.000 đồng/kg. Tính ra, tôi có thu nhập 400.000 - 500.000 đồng/lần thu hoạch” - ông Tường thật tình.

Tuy nhiên, ông Tường cũng cho biết, việc canh tác măng Điền Trúc không đơn giản, nhất là khâu “xuống giống” sao cho nhánh tre phát triển tốt. Nhiều trường hợp không thành công bởi tre bị chết khi trồng xuống đất. “Nhiều nông dân tìm tôi học hỏi kinh nghiệm vì họ không cách nào làm cho nhánh tre sống và phát triển. Thực tế, quá trình trồng tre Điền Trúc đòi hỏi nhiều kỹ thuật, nhất là khâu xử lý độ ẩm và tro bón lót” - ông Tường cho hay. Hiện tại, ngoài việc cung cấp măng cho thương lái tại TP. Châu Đốc và các địa phương lân cận, ông Tường còn bán tre giống với giá 6.000 đồng/nhánh. Ông cho biết, nhiều người tìm đến mua lá tre tươi làm nguyên liệu gói bánh lá tre với giá 10.000 đồng/kg, trong khi lá tre khô được gom vào gốc để làm phân hữu cơ.

Qua việc tận dụng tối đa nguồn thu từ cây tre, ông Tường có thu nhập trên 140 triệu đồng từ trước Tết đến nay. Hiệu quả kinh tế ổn định, ông đang mở rộng diện tích mô hình. “Tôi mua thêm 1.600m2 đất để tiếp tục trồng tre Điền Trúc. Thực tế, mô hình này không đòi hỏi kỹ thuật canh tác cao nhưng phải đảm bảo một số yêu cầu nhất định thuộc về đặc tính của cây tre Điền Trúc. Ngoài ra, còn phải kể đến việc xử lý mùa vụ sao cho măng không phát triển rộ trong mùa mưa, bởi khi đó, lượng măng miền núi sẽ tràn ra các chợ khiến giá của mặt hàng này giảm xuống” - ông Tường chia sẻ thêm.

Bên cạnh mô hình trồng măng Điền Trúc, nông dân xã Phú Bình còn canh tác quýt đường, chuối trên nền đất ruộng nhằm khai thác tối đa nhu cầu của thị trường tại chỗ. Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Bình Hồ Công Minh cho biết: “Mô hình trồng quýt đường được thực hiện tại hộ ông Võ Văn Ngợi đã hơn 3 năm. Qua thời gian tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy mô hình khá hiệu quả. Hiện tại, ông Ngợi đang bán quýt cho thương lái tại địa phương và ở tỉnh Đồng Tháp. Chúng tôi đã đề xuất với Hội Nông dân huyện có hướng hỗ trợ nhằm tạo điều kiện để ông Ngợi phát triển mô hình”.

“Với việc chuyển đổi cây trồng hợp lý đã giúp nông dân địa phương cải thiện kinh tế trong thời gian qua. Chúng tôi đánh giá cao sự tìm tòi, học hỏi của các hộ này khi mạnh dạn làm quen với những cây nông nghiệp khác ngoài cây lúa. Thời gian tới, chúng tôi sẽ khuyến khích bà con tiếp tục chuyển đổi cây trồng, góp phần đa dạng hóa hoạt động nông nghiệp tại địa phương” - Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Bình Nguyễn Thanh Toàn nhận định.

Nguồn: http://www.baoangiang.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập154
  • Hôm nay37,611
  • Tháng hiện tại234,172
  • Tổng lượt truy cập92,611,836
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây