Học tập đạo đức HCM

Tỷ phú người Mông 30 tuổi 'thức dậy' miền biên viễn

Chủ nhật - 18/09/2016 11:31
Từ ngày thay đổi tập quán chăn nuôi thả rông sang khoanh vùng chăn thả, gia đình Thò Bá Vừ đã vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ khá và được đi báo cáo điển hình nhiều lần ở tỉnh, ở huyện... Chàng trai dân tộc Mông mới 30 tuổi đã làm được việc mà bấy lâu nay đồng bào dân tộc Mông ở Quế Phong chưa ai làm được...
Kiến trúc sư “thắng lớn” nhờ nuôi bồ câu Pháp - 1
Chăn nuôi ngựa, bò... mang về cho gia đình Thò Bá Vừ nửa tỷ đồng/năm.

Chiều nào cũng vậy, khi mặt trời gần khuất sau núi, cũng là lúc Thò Bá Vừ, bản Pà Khổm, xã Tri Lễ, Quế Phong lùa đàn trâu, bò, dê, ngựa  trên 200 con từ núi về bản…

Già bản kể rằng, từ bao đời nay, người Mông bản ta, đầu năm đuổi trâu lên núi, cuối năm đuổi trâu về bản nhưng Vừ ngày nào cũng theo trâu đi, theo  trâu về. Lúc đầu, mọi người ai cũng nghĩ làm như Vừ vất vả, mất nhiều công sức lắm!

Nhưng là thanh niên trẻ, lại được học cái chữ dưới trường huyện, Vừ lại nghĩ khác: "Ta thấy bà con trong bản nhà nào cũng chăn nuôi, nhưng không ai khá lên được, có nhà nuôi được mấy chục con trâu, con bò nhưng cứ thả trên rừng, mất mát, dịch bệnh chết dần nên đành trắng tay. Bố mẹ ta cũng vậy nên cứ nghèo mãi. Ta phải giúp bà con bản mình thay đổi tập quán chăn nuôi thả rông để vươn lên thoát nghèo".

Là người con của bản, Vừ hiểu hơn ai hết, với người Mông, muốn thay đổi tập quán canh tác và những hủ tục đã “ăn sâu” vào đời sống không phải dễ. Muốn mọi người tin và nghe theo, trước hết bản thân và gia đình mình phải gương mẫu, phải làm việc có hiệu quả.

Với suy nghĩ đó, Vừ đi tìm đất khoanh vùng 10 ha đồi ở  vùng “trông nghênh”, nghĩa là đồi cỏ tranh làm nơi chăn thả trâu, bò…

Từ một con trâu cái được bố mẹ cho làm vốn khi anh lấy vợ, gia đình anh chịu khó chăm sóc, trồng cỏ cho ăn hàng ngày. Ít năm sau trâu mẹ đẻ, trâu con đẻ. Cứ vậy, đàn trâu sinh sôi, phát triển ngày càng nhiều lên. Khi thấy chăn nuôi có lãi, anh tiếp tục đầu tư nuôi thêm bò, ngựa, dê với phương châm chú trọng chăn nuôi trâu, bò dê, ngựa sinh sản và nhân giống con tốt. Chỉ trong vòng 10 năm thực hiện mô hình chăn nuôi khoang vùng, đàn gia súc của anh không xảy ra dịch bệnh, mất mát gì.

Giờ đây, Vừ có tổng đàn gia súc hơn 200 con, trong đó trâu bò 100 con, dê, ngựa 100 con. Nhờ chăn nuôi giỏi, gia đình Vừ có nguồn thu  nhập từ 450-500 triệu đồng/ năm.

Không chỉ biết cách làm giàu cho gia đình, Vừ còn tích cực vận động bà con trong bản trồng cỏ chăn nuôi trâu bò. Ai không có vốn, thiếu kinh nghiệm làm ăn đều được anh chia sẻ, hướng dẫn.

5 năm qua, gia đình Vừ đã giúp đỡ 11 hộ gia đình nghèo, trong đó cho 5 hộ gia đình vay 15 triệu đồng không lấy lãi, 3 hộ  vay 7 tạ thóc, cho bà con, họ hàng vay dê giống nuôi đến lúc sinh sản mới lấy lại. Trong số 11 hộ gia đình anh giúp đỡ, có 3 hộ thoát nghèo, 2 hộ  nghèo vươn lên khá. Các hộ gia đình được anh giúp đỡ đã thực hiện mô hình chăn nuôi khoanh vùng hiệu quả.

Anh Lỳ Bá Lầu, bản Pà Khổm, người được Vừ giúp đỡ tâm sự: “Vợ chồng nhà Vừ cho vay 1 con bò. Nay gia đình ta có được 10 con bò,  2 con trâu, 4 con ngựa để nuôi rồi. Từ ngày chăn nuôi được ta thấy vui cái bụng lắm. 2 năm trước, ta bán bớt 2 con bò lấy tiền làm nhà, mua sắm quần áo đẹp cho con đi học. Cái Vừ tốt bụng giúp nhiều người trong bản khỏi nghèo. Gia đình ta mang ơn nhà cái Vừ nhiều lắm!”.

Dãy ruộng bậc thang của gia đình Thò Bá Vừ mỗi năm thu hoạch gần 5 tấn thóc.
Dãy ruộng bậc thang của gia đình Thò Bá Vừ mỗi năm thu hoạch gần 8 đến 9 tấn thóc/năm.

Cùng với việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, Vừ còn tìm đất gần khe suối khai hoang ruộng trồng lúa. Những năm đầu chưa quen làm ruộng nước, Vừ đưa giống lúa bản địa gieo cấy, không bón phân, làm cỏ, năng suất không cao.

Những năm tiếp theo, Vừ tham gia các lớp tập huấn do Hội Nông dân mở, qua đó áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa giống lúa chịu lạnh vào gieo cấy đã cho lúa bông chắc, hạt mảy.

Dãy ruộng bậc thang 1 ha trước đây sản xuất 1 vụ nay chuyển sang sản xuất 2 vụ/ năm đã cho thu hoạch 8-9 tấn thóc/năm. Có lúa trong ruộng, cá dưới ao, gà ngoài chuồng, trâu bò, dê, ngựa từng đàn nhưng Vừ vẫn chưa ưng cái bụng.

Quanh khu vực trang trại, Vừ trồng thêm chuối, ngô, dưa nại, khoai sọ, chanh leo. Ngoài các loại cây, con chủ lực, Vừ còn trồng 600 gốc đào Mông để bán cành vào dịp tết và thu hoạch quả cũng cho thu nhập khá.

Ông Thò Dua Tếnh, Trưởng bản Pà Khổm cho biết thêm: “Thấy gia đình của Vừ khoai hoang, chăn nuôi, đào mương trồng cây lúa nước, phát triển kinh tế có hiệu quả. Bà con học theo, làm theo Vừ. Cho nên trong bản nay không ai bỏ sang Lào nữa, càng đi càng vất vả, khổ sở”.

Thò Bá Vừ chăm sóc ruộng lúa.
Thò Bá Vừ chăm sóc ruộng lúa.

Giờ đây, đồng bào Mông ở Tri Lễ  đã biết trồng  cây lúa nước 2 vụ/ năm. Khoanh vùng chăn thả trâu bò, bảo tồn, nhân rộng giống bò Mông, loại bò to, khỏe, thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao.

Trong số 541 hộ đồng bào 10 bản Mông ở Tri  Lễ có 30 hộ có 100 con trâu, bò; gần 50 hộ có 50 con trở lên, hộ ít nhất cũng có 10 con trâu bò. Với giá bình quân 25-30 triệu đồng/con, tài sản từ chăn nuôi của  mỗi gia đình đồng bào dân tộc Mông ít nhất cũng có hàng trăm triệu đồng.

Nhờ đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, đưa chăn nuôi trở thành hàng hóa, nhiều hộ gia đình đồng bào Mông ở Quế Phong đã vươn lên thoát nghèo, không còn trông chờ, ỷ lại sự trợ cấp của Đảng, Nhà nước; đặc biệt là hạn chế được tình trạng du canh, du cư, vượt biên trái phép sang Lào buôn bán, làm ăn trái pháp luật;  giữ vững an ninh, chính trị và  trật tự khu vực biên giới Việt - Lào.

Bên bếp lửa hồng, người già, trẻ nhỏ và lớp lớp thanh niên kể cho nhau nghe câu chuyện về Thò Bá Vừ - người con của bản có chí làm giàu được Chủ  tịch UBND tỉnh tặng bằng khen về "Phong trào nông dân thi đua sản xuất, chăn nuôi giỏi, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, làm giàu bền vững”.

Theo Báo Nghệ An

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập345
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại774,167
  • Tổng lượt truy cập93,151,831
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây