Học tập đạo đức HCM

Vùng rau Quang Kim nói không với nông sản bẩn

Chủ nhật - 25/02/2018 18:43
Xã Quang Kim, huyện Bát Xát – nơi từng được mệnh danh là vùng rốn lũ của tỉnh Lào Cai. Nhưng cũng chính mưa lũ đã ban cho mảnh đất này nhưng cánh đồng phù sa màu mỡ.

Từ nơi này, cả chính quyền xã và người dân đang nỗ lực hình thành nên một vùng rau sạch. Nguyên tắc của họ là nói không với những sản phẩm bẩn, kém chất lượng.

Trong cái rét căm căm của mảnh đất miền biên viễn, chúng tôi tìm về Quang Kim. Dọc theo con đường nhựa, phóng tầm mắt ra xa là những cánh đồng cải bắp, su hào, đậu cô ve xanh mát mắt.

11-46-34_1
Người dân Quang Kim thu hoạch khoai tây

Ông Trần Văn Ngọc, Chủ tịch UBND xã Quang Kim cho biết, dù nằm không xa thành phố, địa phương vẫn là một vùng thuần nông, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 72%. Hơn 70% người dân vẫn bám lấy ruộng đồng, từng ngày đưa ra thị trường những mặt hàng nông sản sạch. Do đầu ra chủ yếu đưa về thành phố Lào Cai, nên chất lượng thực phẩm phải đặt lên số 1.

Nhận thấy tiềm năng cũng như nhận thức của người dân, Quang Kim đã dần hình thành được 5 nhóm hộ sản xuất và 1 HTX mang tên Song Kim. Mỗi nhóm có khoảng 15 hộ tham gia, thường là gần nhà nhau. Những hộ này sẽ được hỗ trợ giống, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật từ cán bộ khuyến nông. Các nhóm hộ hoạt động theo quy chế chung dưới sự giám sát của chính quyền xã.

11-46-34_2
Gia đình anh Giàng Văn Tịch năm nay trúng vụ đậu cô ve

Vụ đông vừa qua xã quy hoạch được vùng SX khoảng trên 10ha. Trong đó chủ yếu là các loại rau, củ, quả… theo mùa. Những diện tích này được giám sát chặt chẽ, hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV và phân bón hóa học.

Anh Lường Văn Siu, khu Làng Pẳn 1, xã Quang Kim cho biết, đã tham gia vào vùng trồng ra được 3 năm. Năm nay, anh trồng thêm 2 sào dưa chuột. “Nhà tôi cũng như mọi người thôi. Lúc mới trồng cây xuống, nếu bị sâu bệnh thì cũng vẫn phun thuốc. Nhưng từ khi cây lớn, bắt đầu leo giàn thì chúng tôi tuyệt đối không phun nữa. Giờ chúng tôi cũng không dùng phân bón hóa học nữa. Cứ mua phân về ủ mục mà dùng thôi”, anh Siu kể.

Còn theo anh Giàng Văn Tịch (cùng khu Làng Pẳn 1), từ hồi tham gia vào nhóm hộ SX, tư duy của bản thân và mọi người đổi mới nhiều lắm. Toàn bộ quy trình chăm sóc, thu hoạch, bảo quản đều phải tuân thủ theo kỹ thuật. Cũng không còn chuyện người dân dùng thuốc BVTV, phân bón bừa bãi. Những bờ ruộng, con mương đã vắng bóng vỏ bao thuốc.

11-46-34_3
Sản phẩm cà chua Quang Kim

Vụ này, gia đình anh Tịch tập trung trồng đậu cô ve, đồng thời đầu tư giàn lưới trồng dưa chuột. Anh Tịch bảo, năm nay được cả mùa lẫn giá, ai nấy về phấn khởi. Giá bán các loại rau màu có lúc lên tới 18 nghìn đồng/kg. Vụ này giàn đậu cô ve cho thu rộ. Hết mùa, khung giàn sẽ lại được tận dụng để trống bí, mướp.

Theo thống kê của UBND xã Quang Kim, từ đầu vụ tới nay, vùng rau này đã xuất ra thị trường trên 1.000 tấn rau, củ, quả các loại. Trong đó, HTXNN Song Kim đứng ra thu gom, làm đầu mối tiêu thụ khoảng 30% sản lượng. Sản phẩm còn lại, người dân bán cho các thương lái, hay trực tiếp đổ hàng cho các chợ lớn ngoài thành phố Lào Cai.

Chủ tịch UBND xã Quang Kim khẳng định, bằng cách nào cũng phải giữ được thương hiệu “sạch” cho nông sản địa phương. Đặc biệt, không để sản phẩm vùng khác trà trộn, xuất bán dưới mác Quang Kim.

“Thỉnh thoảng, tôi vẫn đi một vòng quanh xã, trong túi lúc nào cũng mang một cái máy test nhanh nông sản. Chỉ cần cắm vào kiểm tra là biết được người dân có sản xuất sản phẩm an toàn hay không. Nói hơi cực đoan một tí, từ lâu chúng tôi không cho những sản phẩm không rõ nguồn gốc mang vào bán ở địa phận Quang Kim”.

11-46-34_4
Niềm vui được mùa trên cánh đồng Quang Kim

Năm 2017, bình quân giá trị canh tác đất nông nghiệp của Quang Kim đạt 130 triệu đồng/ha. Đây là con số tương đối cao so với mặt bằng chung của các địa phương vùng biên giới. Năm 2018, địa phương này tiếp tục nhận một số đơn “đặt hàng” lớn, cung ứng cho các đơn vị. Điển hình như chương trình phối hợp với Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) 40 tấn rau các loại để đơn vị này đưa vào chương trình từ thiện tại các trường học.

Ông Trần Văn Ngọc, Chủ tịch UBND xã tự tin, người dân Quang Kim sẽ làm được, họ càng yêu cầu vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt thì càng tạo động lực để SX.

Theo Kế Toại/báo Nông Nghiệp.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập232
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm227
  • Hôm nay14,953
  • Tháng hiện tại258,709
  • Tổng lượt truy cập90,322,102
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây