Học tập đạo đức HCM

Xoá nghèo bền vững: Nỗ lực Quảng Sơn

Thứ tư - 05/03/2014 05:36
Khoảng 5 năm về trước, nói đến xoá nghèo ở xã Quảng Sơn (huyện Hải Hà) ai cũng ngán ngẩm, vì tỷ lệ hộ nghèo ở đây cao (hơn 70%), nhiều nhà tranh tre, nhà tạm, lại thêm đường giao thông vào các thôn khó khăn.

Triển khai Quyết định 167/2008/QĐ-TTg “Về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở”, năm 2010 nhiều ban, ngành chức năng của tỉnh và huyện Hải Hà cùng vào cuộc, đã xoá được hơn 300 ngôi nhà tranh tre, dột nát ở Quảng Sơn.

Hộ anh Đặng Văn Hoan (thôn 4, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà) mở rộng chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hoá.
Hộ anh Đặng Văn Hoan (thôn 4, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà) mở rộng chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hoá.

Tuy người dân đã phần nào “an cư” nhưng cũng không dễ để giúp họ “lạc nghiệp”, bởi nhiều hộ có tư tưởng ỷ lại, thậm chí không muốn thoát nghèo để được hưởng các chương trình ưu đãi của Nhà nước. Do vậy, việc xoá nghèo ở Quảng Sơn được xác định trước hết là phải thay đổi nhận thức cho bà con bằng việc tuyên truyền. Khi họ tự nhận ra được cái hay, cái đúng của việc thoát nghèo, thì từ đó họ mới nỗ lực vươn lên, xoá nghèo mới mang tính bền vững. Thế nhưng, việc tuyên truyền cũng không đơn giản, nhiều khi cán bộ xã, huyện đến nhà các hộ nghèo, họ lấy lý do bận, lên rừng tránh mặt, hoặc mượn cớ không biết tiếng Kinh để không nghe, không hiểu. Do đó, để nâng cao dân trí cho người dân, trước hết cần phải nâng cao trình độ cho cán bộ xã. Đã có hàng chục lượt cán bộ xã được cử đi tập huấn các lớp xây dựng nông thôn mới, lớp học tiếng Dao do huyện tổ chức. Cán bộ nói được tiếng của đồng bào, nên khi tuyên truyền đã có người nghe; cán bộ cũng lắng nghe được những tâm sự của bà con, từ đó giảng giải, phân tích cho bà con những điều hay lẽ phải. Quảng Sơn đã xây dựng được đội ngũ 16 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, gồm các già làng, trưởng bản và cả những người trẻ tuổi nhưng có tiếng nói được nhiều người lắng nghe. Đây là lực lượng xung kích, nòng cốt trong các phong trào, mà thể hiện rõ nhất là phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới. Trước đây, phải đi bộ nửa ngày từ trung tâm xã mới đến được các thôn như Pạc Sủi, Mảy Nháu, Quảng Mới, Lồ Má Coọc…, nay đường giao thông đã được bê tông hoá, thuận lợi rất nhiều cho phát triển kinh tế - xã hội. Bà con các thôn này đã hiến hàng chục nghìn m2 đất, đóng góp tiền để làm đường giao thông hưởng ứng chương trình xây dựng nông thôn mới. Nhận thức của người dân đã tiến bộ nhiều, các tổ chức Hội: Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên huyện và xã cùng vào cuộc xây dựng các mô hình sản xuất và giúp người dân được vay vốn từ nhiều nguồn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Quảng Sơn có diện tích tự nhiên 16.000ha, trong đó chiếm 2/3 là đất rừng. Để khai thác tốt thế mạnh về rừng, bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ rừng phòng hộ, xã đã tạo điều kiện cho người dân đẩy nhanh phát triển kinh tế rừng. Nhờ đó, đến nay đã có hơn 80% số hộ dân trồng rừng từ vài ha đến vài chục ha/hộ; tính riêng năm qua, người dân Quảng Sơn trồng mới được 269ha keo, quế, nâng tổng diện tích rừng trồng của xã lên hơn 800ha. Gia đình anh Chíu Sáng Phúc (thôn 3) thoát nghèo từ năm 2012, nói: “Bây giờ ai bầu tôi làm hộ nghèo tôi chối ngay. Mình “sức dài vai rộng” mà còn đi lĩnh tiền trợ cấp hộ nghèo thấy xấu hổ lắm…”. Anh Phúc có 6ha rừng, từ trồng rừng anh xây được nhà mới, mua máy cày, máy tuốt lúa, máy băm rau lợn. Anh còn nuôi gần chục con lợn, trồng vài sào lúa, thu nhập ngoài trồng rừng khoảng 15 triệu đồng/năm.

Giống như anh Phúc, bên cạnh trồng rừng, nhiều hộ dân Quảng Sơn đã đẩy mạnh chăn nuôi. Trước đây nhiều hộ chỉ chăn nuôi tự cung tự cấp là chính, thì nay bà con đã nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hoá, hiện tổng đàn  lợn của xã khoảng 6.000 con. Một số hộ còn làm trang trại tổng hợp nuôi lợn rừng, ngỗng và trồng nhiều loại cây ăn quả, tạo sự đa dạng trong phát triển sản xuất ở Quảng Sơn. Từ một xã mà tỷ lệ hộ nghèo luôn ở mức cao, đến hết năm 2013 số hộ nghèo ở Quảng Sơn chỉ còn 26,8%. Con đường xoá nghèo ở Quảng Sơn đang đi đúng hướng và bền vững.

Công Thành
theo baoquangninh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập302
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại881,445
  • Tổng lượt truy cập92,055,174
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây