Học tập đạo đức HCM

Hà Giang: Thu nhập cao từ nuôi đà điểu

Thứ sáu - 19/02/2021 03:16
Đó là mô hình nuôi đà điểu cho thu nhập cao của anh Lù Văn Nghĩa thôn Thác xã Bằng Hành huyện Bắc Quang (Hà Giang).


Anh Lù Văn Nghĩa bên đàn đà điều của gia đình

Sống trên vùng đất nổi tiếng trồng cam sành của huyện Bắc Quang, trong nhiều năm qua, gia đình anh Nghĩa đã tập trung phát triển chăn nuôi để lấy nguồn phân hữu cơ bón cho vườn cam rộng trên 3,0 ha. Các loài vật nuôi mang lại cho gia đình anh Nghĩa hiệu quả kinh tế cao như trâu, bò, dê, lợn và các loại gia cầm như gà, vịt…Qua nhiều năm trăn trở, anh Nghĩa luôn suy nghĩ tìm tòi để phát triển loài vật nuôi mới lạ nhưng cho hiệu quả kinh tế cao. Trong những lần được Hội Nông dân huyện Bắc Quang cho đi tham quan một số mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại các tỉnh như Sơn La, Bắc Giang… đến năm 2017, anh Nghĩa đã tận dụng vườn đồi của gia đình có diện tích gần 0,5 ha để làm chuồng trại để nuôi đà điểu. Sau khi xây dựng chuồng trại, anh Nghĩa đã xuống Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Khuê, Ba Vì, Hà Nội để tìm hiểu kỹ thuật nuôi loài chim mới lạ này và mua 5 đôi đà điểu giống với giá từ 2 – 2,7 triệu đồng/con để nuôi thử nghiệm. Trong quá trình nuôi, anh Nghĩa vừa tìm tòi học hỏi kỹ thuật qua sách báo và các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về nuôi đà điểu của Trung tâm nơi mua giống. Tuy nhiện, do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn đối với loài vật nuôi mới lạ này nên đàn đà điểu của anh Nghĩa chậm lớn, hiệu quả kinh tế chưa cao... Với ý chí quyết tâm, anh Nghĩa đã sang tận tỉnh Bắc Giang tìm đến mô hình nuôi đà điểu thành công mà mình đã có dịp tham quan để tìm hiểu và học hỏi thêm kinh nghiệm. Với kinh nghiệm sau lứa đà điểu nuôi đầu tiên và tự tìm tòi học hỏi thêm về kỹ thuật, anh Nghĩa đã đúc rút ra nhiều kinh nghiệm trong quá trình nuôi, chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho đà điểu. Từ năm 2018, với vốn kinh nghiệm và kiến thức của mình, anh Nghĩa đã mạnh dạn đầu tư mua 40 con đà điểu giống về nuôi. Nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật, đàn đà điểu của gia đình anh Nghĩa nhanh lớn và không bị nhiễm dịch bệnh. Sau thành công bước đầu, từ năm 2019 đến nay, anh Nghĩa thường duy trì số đà điểu của gia đình là 50 con trong mỗi đợt nuôi.

Anh Nghĩa cho biết: So với các loài vật nuôi khác thì đà điểu dễ nuôi và ít gây ô nhiễm môi trường hơn so với chăn nuôi lợn. Bên cạnh đó, đà điểu là loài vật nuôi có sức đề kháng với bệnh tật khá cao so với các loài gia cầm được người dân chăn nuôi truyền thống như gà, vịt, ngỗng…Thức ăn chủ yếu của đà điểu là các loài rau, cỏ, cám, ngô, thóc. Tuy nhiên, đà điểu giống khá đắt, loại 7 ngày tuổi có giá từ 1,5 – 2 triệu đồng/cặp; loại 2 tháng tuổi trở lên có giá 4 triệu đồng/cặp, nhưng đối với các hộ có tiềm lực về kinh tế và có mặt bằng rộng như ở miền núi thì việc phát triển chăn nuôi đà điểu sẽ mang lại lại lợi nhuận khá cao và yên tâm về sản phẩm đầu ra vì thị trường tiêu thụ thịt đà điểu khá lớn, có thể coi thịt đà điểu là loại đặc sản của địa phương vì đây là thực phẩm mới lạ.

Khi được hỏi về thu nhập từ nuôi đà điểu, anh Nghĩa cho biết: Sau khi nuôi từ 9 – 10 tháng là đà điểu đạt trọng lượng từ 90 – 110 kg/con là có thể bán; giá đà điểu thương phẩm hiện nay từ 170 – 200 nghìn đồng/kg, nên mỗi con đà điểu bán giá từ 17 – 20 triệu đồng. Tổng thu nhập mỗi lứa đà điểu (50 con) từ 850 triệu đồng đến 1,0 tỷ đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí như giống, thức ăn…còn lãi khoảng từ 500 - 550 triệu đồng.

Anh Hoàng Văn Tiêu, Chủ tịch UBND xã Bằng Hành cho biết: Mô hình nuôi đà điểu của gia đình anh Lù Văn Nghĩa là mô hình nuôi đà điểu thành công đầu tiên mang lại hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn xã Bằng Hành. Gia đình anh Nghĩa không chỉ có thu nhập cao từ trồng cam sành mà còn có nguồn thu nhập lớn từ chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm và phát triển chăn nuôi đà điểu. Trong những năm qua, chúng tôi đã lấy mô hình phát triển kinh tế tổng hợp của gia đình anh Lù Văn Nghĩa để tuyên truyền cho mọi người dân trong xã trong quá trình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và từng bước vươn lên làm giầu trên chính mảnh đất quê hương mình.

Với những thành tích trong phát triển kinh tế gia đình, anh Lù Văn Nghĩa đã được Hội Nông dân huyện Bắc Quang biểu dương khen ngợi và tặng nhiều giấy khen từ năm 2018 đến nay. Ngoài ra, mô hình phát triển kinh tế tổng hợp, trong đó có mô hình phát triển chăn nuôi đà điểu thành công của gia đình anh Nghĩa còn là điểm tham quan, học tập của các đoàn thanh niên, nông dân, phụ nữ trong và ngoài huyện Bắc Quang trong những năm qua.

Theo Văn Phú/mard.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập633
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm632
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại736,229
  • Tổng lượt truy cập93,113,893
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây