Học tập đạo đức HCM

Nuôi ốc nhồi đen - hướng đi mới trong phát triển kinh tế ở Tân Thái

Thứ sáu - 19/02/2021 04:25
Những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả cao, trong đó nuôi ốc nhồi thương phẩm đang được coi là hướng đi mới trong phát triển kinh tế tại địa phương.

Vốn là người năng động, nhạy bén, lại có sẵn diện tích mặt nước nuôi cá giống từ nhiều năm nay, năm 2017 gia đình chị Đặng Thị Lam,  xóm Tân Lập, xã Tân Thái, huyện Đại Từ đã mạnh dạn mua 20kg giống ốc nhồi đen tại Bắc Kạn về nuôi thử nghiệm kết hợp với nuôi cá giống trên diện tích ao hiện có của gia đình. Sau thời gian nuôi thử nghiệm, nhận thấy nuôi ốc nhồi đen có hiệu quả kinh tế, chi phí thấp lại tận dụng được nhiều nguồn thức ăn sẵn có trong vườn. Hiện nay, gia đình chị đã phát triển nghề nuôi ốc nhồi đen lên tới 20 vạn con, trên diện tích 500m2 mặt nước, song song với đó là kết hợp nuôi cá giống trên diện tích 7.000m2, cho thu nhập khá ổn định. Chị Đặng Thị Lam chia sẻ: “So với những loại cây, con trước đây gia đình tôi làm tôi thấy nuôi ốc nhồi đen kết hợp với nuôi cá giống cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Tận dụng được nguồn thức ăn dư thừa, giảm chi phí. Nhưng nuôi ốc nhồi đen phải chịu khó, tỷ mỉ, chú trọng đến môi trường nước, tẩy vôi định kỳ và thường xuyên để ý đến ốc thì nó mới sinh trưởng phát triển tốt và cho hiệu quả”.

 

035769a9 e62e 4afd 96e9 baaf8af9561c?t=1612227922916

Ảnh: Vợ chồng chị Đặng Thị Lam đang thu hoạch ốc nhồi đen

Với phương thức nuôi gối nhau, gia đình chị Lam tự ấp trứng, ấp đến đâu nuôi đến đó. Chị Lam cho biết một năm có thể nuôi được 3 lứa, ốc nuôi khoảng 4 tháng là có thể xuất bán. Hiện gia đình chị thường bán cho các nhà hàng, với giá bán giao là 80.000 đồng/kg, bán lẻ 100.000 đồng/kg. Chị Đặng Thị Lam cho biết thêm: “Sang năm 2021, gia đình tôi có dự định sẽ mở rộng diện tích nuôi ốc nhồi đen thêm khoảng 3.000m2, xung quanh bờ ao tôi trồng các loại cây rau, củ quả, ngô, khoai để chăn ốc, giảm chi phí, đảm bảo cho ốc sinh trưởng phát triển tốt và kết hợp nuôi cá giống”.

Kỹ thuật nuôi ốc nhồi và cách chăm sóc không quá phức tạp, chi phí thấp. Đặc biệt, đầu ra của mặt hàng này thường ổn định, đem lại lợi nhuận cao. Nguồn thức ăn của ốc rất đa dạng và dễ kiếm trong tự nhiên như rau xanh, củ quả, các loại cỏ dại, bèo tấm,…Chỉ cần môi trường nước sạch, không quá sâu sẽ tạo điều kiện cho ốc nhồi phát triển tốt. Với những thành công bước đầu, gia đình chị Đặng Thị Lam đã có nhiều chị em hội viên phụ nữ trong xã nói riêng và nhiều hộ gia đình khác tìm đến học tập mô hình nuôi ốc nhồi. Mô hình nuôi cá giống kết hợp nuôi ốc nhồi của gia đình chị Lam là một trong những mô hình tiêu biểu trong phát triển kinh tế của hội phụ nữ xã Tân Thái, huyện Đại Từ.

0c6dd5ba 38c7 401d baf6 cd45dee93ce6?t=1612227955093

Ảnh: Chị Lam đang trao đổi kinh nghiệm nuôi ốc với các hội viên phụ nữ xã

Chị Nguyễn Thị Thắm, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ xã Tân Thái, huyện Đại Từ cho biết: “Những năm qua, Hội liên hiệp phụ nữ xã đã mở nhiều lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho các chị em phụ nữ học tập phát triển kinh tế về chăm sóc chè, nuôi cá, nuôi ốc nhồi,…gia đình chị Lam đã mạnh dạn nuôi và cho hiệu quả tốt, Hội phụ nữ xã đã giúp gia đình vay vốn ngân hàng để mở rộng quy mô nuôi trồng”.

Hiện nay trên địa bàn xã có 05 hộ gia đình làm nghề nuôi ốc nhồi đen thương phẩm, ở các xóm: Tân Lập, Đồng Đảng và Thái Sơn với diện tích trên 1ha, đã và đang góp phần mở thêm một hướng đi mới cho hiệu quả kinh tế ở vùng có điều kiện nuôi trồng thủy sản như Tân Thái./.

                                                                                                                                                                                     Bài và ảnh: Bích Đào

(Trung tâm Văn hoá - Thể thao và Truyền thông huyện Đại Từ)

Nguồn tin: ntm.thainguyen.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập215
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm214
  • Hôm nay25,298
  • Tháng hiện tại800,576
  • Tổng lượt truy cập91,974,305
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây