Học tập đạo đức HCM

Hơn 1.000 hộ thoát nghèo từ Đề án Phát triển đa dạng sinh kế thoát nghèo bền vững

Thứ ba - 23/02/2021 02:36
Đề án Phát triển đa dạng sinh kế, thoát nghèo bền vững trên địa bàn huyện Chợ Lách giai đoạn 2016-2020 có 1.179 hộ tham gia. Đa số các hộ này đều do các tổ chức đoàn thể quản lý.

Trong 1.179 hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia Đề án, có 1.151 hộ được hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. Các xã, thị trấn phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trạm Khuyến nông huyện.... tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 471 hộ nghèo, hộ cận nghèo trong sản xuất, chăn nuôi, tận dụng tối đa diện tích đất để cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập phù hợp với điều kiện của từng hộ.

Qua 4 năm triển khai xây dựng và nhân rộng 11 mô hình: nuôi, dê, kiểng lá, trồng tắc kiểng…. Có 824 hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia. Trong đó, vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo triển khai nhân rộng, phát triển đa dạng sinh kế là 11 mô hình, số tiền 1tỷ 400 triệu đồng. Tư vấn, giới thiệu, đào tạo, truyền nghề và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 326 lao động.

Hỗ trợ 315 hộ gia đình phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống tại địa phương thông qua hoạt động hỗ trợ vốn vay và tư vấn, định hướng cách làm ăn, từ đó góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, tranh thủ thời gian nhàn rỗi, nguyên vật liệu hiện có để phát triển sản xuất.

 

Hộ nghèo tham gia Đề án được hướng dẫn kỹ thuật và cho vay vốn để phát triển sản xuất. (Ảnh: Việt Cường)

Hộ nghèo tham gia Đề án được hướng dẫn kỹ thuật và cho vay vốn để phát triển sản xuất. (Ảnh: Việt Cường)

Đồng thời mở 62 lớp dạy nghề với 1.959 học viên trong đó 238 học viên là hộ nghèo, 147 học viên cận nghèo tham gia gồm các ngành nghề đan bội kẽm, quay chậu, kỹ thuật ghép cây, kỹ thuật chăm sóc cây chôm chôm, kỹ thuật nuôi dê,... Qua đó, người lao động nghèo, cận nghèo được nâng cao tay nghề và thu nhập ổn định; tư vấn xuất khẩu lao động cho 5 lao động thuộc hộ nghèo, 11 thuộc hộ cận nghèo, 13 hộ tham gia chương trình khởi nghiệp.

Kết nối, hướng dẫn cho 152 hộ tham gia từ các Dự án tiếp cận nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, Tổ chức hợp tác y tế Hà Lan-Việt Nam, Quỹ cộng đồng phòng tránh thiên tai, Quỹ vì người nghèo của huyện với số tiền 1 tỷ 800 triệu đồng.

Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách - xã hội huyện đã giải ngân hơn 47 tỷ đồng cho 955 lượt hộ vay hoạt động sản xuất nông nghiệp để đầu tư sản xuất cây giống, hoa kiểng, xuất khẩu lao động..., bình quân dư nợ 50 triệu đồng/hộ.

Kết quả tự đánh giá cho thấy 11 xã, thị trấn đã triển khai thực hiện tốt các nội dung, phương pháp và quy trình thực hiện Đề án sinh kế đến với người dân; các hộ thoát nghèo bền vững theo Đề án đảm bảo đáp ứng các nhu cầu cơ bản theo tiêu chí đa chiều, thu nhập tăng và duy trì ở mức trung bình trở lên, thoát khỏi tiêu chí hộ nghèo, cận nghèo và không tái nghèo.

Giai đoạn 2016-2020, Đề án đã giúp cho 1.165 hộ thoát nghèo, chiếm 98,81% tổng số hộ tham gia Đề án, trong đó hộ thoát nghèo bền vững là 1.090 hộ chiếm 92,5%. Hiện toàn huyện còn có 922 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,67% và 1.614 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 4,68%.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập177
  • Hôm nay43,925
  • Tháng hiện tại788,273
  • Tổng lượt truy cập91,962,002
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây