Học tập đạo đức HCM

Phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng bền vững

Thứ sáu - 19/02/2021 04:28
Trong những năm qua, cùng với phát triển chăn nuôi lợn, gà thì việc đầu tư chăn nuôi đại gia súc cũng là hướng đi được nhiều người dân trên địa bàn tỉnh lựa chọn. Qua đó, không chỉ đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường mà còn góp phần nâng cao giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.

Hợp tác xã Chăn nuôi động vật bản địa ở xóm Gốc Gạo, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương được thành lập năm 2016, hiện đang nuôi 60 con ngựa bạch, 300 con lợn rừng, 100 con hươu sao và trên 100 con dê. Trao đổi với chúng tôi, anh Trần Đình Quang, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Hợp tác xã cho biết: “Chăn nuôi đại gia súc có lợi thế là chúng chủ yếu ăn cỏ, tốn ít chi phí, dễ chăm sóc mà vẫn cho hiệu quả kinh tế cao. Vừa cung cấp con giống, vừa nuôi thương phẩm, mỗi năm hợp tác xã cũng có doanh thu trên 600 triệu đồng”.

Tìm hiểu thực tế, chúng tôi nhận thấy, tỉnh Thái Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi đại gia súc như: Địa hình chủ yếu là đồi núi có thể tận dụng để chăn thả, nguồn thức ăn tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp dồi dào. Bên cạnh đó, tỉnh tập trung nhiều trường Đại học, Cao đẳng và các nhà máy, xí nghiệp, nhu cầu về thực phẩm lớn. Thời gian qua, tỉnh đã khuyến khích phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hóa, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.     Vì vậy, chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh đã có sự dịch chuyển theo hướng sản xuất hàng hóa. Nếu như trước đây, bà con chăn nuôi chủ yếu làm sức kéo thì nay đa phần để bán thịt và là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ dân. Trung bình 1 con bê, sau 2 năm nuôi thương phẩm bán được với giá trên 30 triệu đồng. Nếu mỗi hộ nuôi trung bình 5 con, sau 2 năm cũng có thu nhập 150 triệu đồng, góp phần cải thiện đời sống. Vì thế, đàn trâu cũng đã giảm dần về số lượng, còn đàn bò không ngừng tăng. Tính đến thời điểm này, đàn bò toàn tỉnh có 43.700 con, tăng 3,1%; đàn trâu gần 47.000 con, giảm 9% so với cùng kỳ năm 2019. Đặc biệt, đàn bò lai hiện đạt tỷ lệ 60% tổng đàn, tăng 25% so với năm 2015. Bên cạnh đó, tập quán sản xuất của người dân cũng bắt đầu thay đổi. Tại những vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Võ Nhai, Định Hóa, trước đây chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông, khó kiểm soát dịch bệnh thì nay bà con đã áp dụng kỹ thuật nuôi nhốt, xây dựng chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn dịch bệnh. Cùng với đó, bà con đã sử dụng thức ăn công nghiệp, áp dụng biện pháp kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho đàn trâu, bò nhằm cải tạo, nâng cao tầm vóc, năng suất, chất lượng đàn vật nuôi.

Tuy nhiên, phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh hiện vẫn gặp không ít khó khăn, như: Chưa có thị trường đầu ra ổn định; giá cả lên xuống bấp bênh; việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa đồng bộ;...

Khắc phục những khó khăn này, tỉnh đã đưa ra nhiều chủ trương, giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy chăn nuôi đại gia súc phát triển. Hằng năm, tỉnh đều có cơ chế khuyến khích bà con sử dụng giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Cụ thể như năm 2020, ngân sách tỉnh hỗ trợ thụ tinh nhân tạo 5.000 liều tinh bò lai Zebu sản xuất trong nước, 2.000 liều tinh bò giống nhập khẩu và hỗ trợ đào tạo, tập huấn mạng lưới cung ứng tinh, thụ tinh nhân tạo cho trâu, bò. Đồng thời, hỗ trợ tiêm vắc-xin phòng các bệnh lở mồm long móng, tụ tuyết trùng cho đàn trâu, bò.
 

b857515b 4756 4927 a9bb 3185a9d16d1c?t=1612229031151

Ảnh: Người dân xã Đắc Sơn, thị xã Phổ Yên chăn thả bò

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Đắc Vinh, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y và Thủy sản cho biết: “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp và người chăn nuôi làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh; khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, trang trại phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng công nghiệp”.

Trong chuyến công tác tại tỉnh Thái Nguyên, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và  PTNT Phùng Đức Tiến đã nhấn mạnh:“Thái Nguyên còn nhiều dư địa để phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc. Tuy nhiên, tỉnh cần đẩy mạnh phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng liên kết với các công ty, doanh nghiệp lớn nhằm ổn định đầu ra cho sản phẩm, có truy xuất nguồn gốc và đảm bảo an toàn thực phẩm để hướng tới xuất khẩu”./.

                                                                                                                                                          Bài và ảnh: Lương Hạnh 

                                                                                                                                            

Nguồn tin: ntm.thainguyen.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập323
  • Hôm nay70,030
  • Tháng hiện tại729,357
  • Tổng lượt truy cập93,107,021
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây