Học tập đạo đức HCM

Kết quả xây dựng mô hình giống khoai tây mới TK15.80 tại Lâm Đồng

Thứ hai - 06/04/2020 03:42
Từ thực tế sản xuất, Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa đã thực hiện đề tài nghiên cứu chọn tạo giống khoai tây có năng suất cao chất lượng tốt, chống chịu bệnh mốc sương và có thể canh tác quanh năm tại Đà Lạt và vùng phụ cận.

Lâm Đồng là vùng sản xuất khoai tây quan trọng thứ hai của cả nước (sau vùng Đồng bằng Sông Hồng), với điều kiện khí hậu thuận lợi để trồng khoai tây. Diện tích sản xuất khoai tây tại Lâm Đồng trong những năm gần đây dao động từ khoảng 1200-1500 ha, năng suất trung bình đạt từ 17-18 tấn/ha. Các giống khoai tây được sản xuất chủ yếu hiện nay là giống Utatlan (07), PO3, Atlantic. Các giống khoai tây này tỏ ra khá phù hợp với điều kiện sản xuất tại vùng Lâm Đồng, với tiềm năng năng suất cao, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng cho ăn tươi (giống 07, PO3) và cho chế biến (giống Atlantic).

Tuy vậy, khoai tây tại Lâm Đồng trong thời gian gần đây cũng chỉ được tập trung sản xuất trong điều kiện mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau). Nguyên nhân chủ yếu là 1) Do áp lực bệnh hại khá lớn trên khoai tây, nhất là bệnh mốc sương (Phythoprora infestan), sản xuất trong điều kiện mùa mưa người sản xuất phải đầu tư khá lớn để kiểm soát bệnh, trong khi rủi ro lại rất cao; 2) Thiếu những giống có năng suất cao, chất lượng tốt và có khả năng kháng bệnh khá để có thể tổ chức sản xuất trong mùa mưa.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế sản xuất, đề tài "Nghiên cứu chọn tạo giống khoai tây có năng suất cao chất lượng tốt, chống chịu bệnh mốc sương và có thể canh tác quanh năm tại Đà Lạt và vùng phụ cận" được Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tiến hành nghiên cứu nhằm chọn tạo ra giống khoai tây năng suất cao, chất lượng tốt, kháng bệnh mốc sương.

Giống khoai tây TK15.80 là sản phẩm của đề tài được Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa lai tạo, chọn lọc từ tổ hợp lai khoai hồng (07) x CIP10 năm 2016. Giống có thời gian sinh trưởng khoảng 90 ngày, dạng cây nửa đứng, kháng tốt với bệnh mốc sương. Dạng củ hình oval ngắn, mắt nông, vỏ củ hồng đậm, ruột củ màu vàng đậm, số lượng củ/cây trung bình từ 6-8 củ.

Giống khoai tây TK15.80 kháng tốt bệnh mốc sương

 

Kết quả khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất tại tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Lắk cho thấy: Giống TK15.80 sinh trưởng, phát triển tốt; kháng tốt bệnh mốc sương; mức độ nhiễm đốm vòng, ruồi là không đáng kể; giống có tiềm năng năng năng suất cao, ổn định. Trung bình các vụ khảo nghiệm tại Lâm Đồng đạt 27,51 tấn/ha, cao hơn giống đối chứng (07) 17,1%. Trung bình khảo nghiệm sản xuất trong 2 vụ đạt 25,42 tấn/ha, cao hơn giống đối chứng 19,56%. Doanh thu đạt 254,2 triệu đồng, lợi nhuận đạt 146,2 triệu đồng, cao hơn giống đối chứng 39,77%. Giống được Bộ NN&PTNT công nhận sản xuất thử theo Quyết định số 454/QĐ-TT-CLT, ngày 30/12/2019.

Trên cơ sở Quyết định giống được công nhận, vụ Đông Xuân 2019-2020 và vụ Xuân Hè 2020, Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa phối hợp với Hội Nông dân xã Xuân Thọ (Tp. Đà Lạt), xã Tân Hội (huyện Đức Trọng), xã Lạc Xuân (huyện Đơn Dương) xây dựng 3,1 ha mô hình trình diễn giống khoai tây TK15.80. Sau 90 ngày trồng cho thấy, năng suất giống khoai tây TK15.80 đạt từ 28-31 tấn/ha, cao hơn giống đối chứng 07 từ 20-25%, giống kháng bệnh mốc sương tốt, do vậy người dân giảm được chi phí đầu tư để quản lý bệnh hại. Với giá bán trung bình từ 13.000 -17.000 đồng/kg, người nông dân có lợi nhuận đạt từ 35 – 40 triệu đồng/1000m2.

Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau & Hoa đã tổ chức Hội thảo đầu bờ giới thiệu về giống khoai tây TK15.80 cho người dân tại các vùng sản xuất khoai tây trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Với những ưu điểm đạt được, giống khoai tây TK15.80 được người dân và thị trường ưa chuộng. Qua đây, người dân có thêm cơ hội lựa chọn giống khoai tây để đưa vào sản xuất, góp phần tăng thu nhập của gia đình.


Hội thảo đầu bờ giới thiệu về giống khoai tây TK15.80 cho người dân

 

Theo Nguyễn Thế Nhuận/khuyennongvn.gov.v

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập137
  • Hôm nay20,360
  • Tháng hiện tại287,983
  • Tổng lượt truy cập92,665,647
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây