Với những giải pháp đồng bộ, khu vực kinh tế tập thể của huyện trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng. Theo thống kê của UBND huyện, đến nay, toàn huyện có 94 hợp tác xã, trong đó có 44 hợp tác xã nông nghiệp, 50 hợp tác xã phi nông nghiệp. Các hợp tác xã đã thay đổi tư duy sản xuất với phương án kinh doanh khoa học, phù hợp với yêu cầu thực tế tại địa phương và hoạt động ngày càng hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho các thành viên, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới.
Điển hình như hợp tác xã Rau an toàn Thanh Hà, xã Hồ Sơn được thành lập năm 2017. Với 34 thành viên, hợp tác xã đang canh tác trên diện tích gần 8 ha các loại rau màu, trong đó, chủ yếu là rau su su. Ông Nhâm Đức Cải, Giám đốc hợp tác xã cho biết: Với mong muốn cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, hợp tác xã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn quy trình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP cho 100% các hộ thành viên; thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật bám sát đồng ruộng, hướng dẫn các hộ ghi chép sổ tay và sản xuất theo đúng quy trình VietGAP; phối hợp với các doanh nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho các hộ nông dân. Hợp tác xã đã đăng ký mã vạch, mã số cho sản phẩm rau và ký hợp đồng cung ứng với Công ty TNHH Đầu tư sản xuất và Phát triển nông nghiệp VinEco; 5 siêu thị lớn ở Hà Nội, hàng chục cửa hàng rau sạch ở Hải Phòng, Quảng Ninh và một số bếp ăn của doanh nghiệp ở khu công nghiệp Khai Quang.
Từ đầu năm 2020 đến nay, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 song sản lượng rau cung ứng của hợp tác xã vẫn đạt từ 1,3 - 1,5 tấn rau các loại/ngày, doanh thu bình quân đạt 50 - 60 triệu đồng/tháng, đời sống của thành viên ngày càng được cải thiện.
Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, song, khu vực kinh tế tập thể của huyện Tam Đảo còn một số khó khăn do quy mô đa phần nhỏ, phát triển chưa đồng đều, chưa tạo được sự liên kết bền vững. Nhiều hợp tác xã có cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, xuống cấp; thiếu vốn, thiếu mặt bằng, nhà xưởng để sản xuất. Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay; phương thức kinh doanh chưa phù hợp và chưa theo kịp với sự phát triển. Sản phẩm làm ra còn đơn điệu, chưa có thương hiệu, chỗ đứng trên thị trường.
Thời gian tới, huyện Tam Đảo đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh về thuế, tín dụng, đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tập thể phát triển; tích cực tư vấn cho các hợp tác xã sắp xếp, cơ cấu lại bộ máy. Chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và thành viên hợp tác xã nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm; tăng cường cung cấp thông tin, tiếp thị, hướng dẫn xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã…
Thanh Huyền
Nguồn tin: ntmoi.vinhphuc.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã