Học tập đạo đức HCM

2020- năm đột phá về nghiên cứu lợn biến đổi gen

Thứ tư - 30/12/2020 03:54
Giới chức Mỹ vừa bật đèn xanh cho chế biến một con lợn biến đổi gen làm thuốc và thực phẩm, nhưng công ty sở hữu nói rằng không có kế hoạch bán lấy thịt.

Đột phá... nhạy cảm

Theo đó, con lợn biến đổi gen có tên GalSafe đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép giết mổ để loại bỏ sự hiện diện của alpha-gal, một loại đường thường có ở nhiều loài động vật có vú. Loại đường này hiện có trong nhiều sản phẩm, bao gồm cả dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm có thể gây ra một số phản ứng phụ ở một số người. Như vậy lợn là động vật biến đổi gen thứ hai được FDA chấp thuận làm thực phẩm, sau cá hồi biến đổi gen được cấp phép vào năm 2015.

Theo AP, bất chấp sự cấp phép của FDA nhưng việc thị trường có chấp nhận sự hiện diện của thịt heo biến đổi gen hay không vẫn còn là câu hỏi lớn bởi ngay cả khi vấn đề này chưa được phê duyệt thì lợn biến đổi gen đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều.

Một trong số 25 con lợn biến đổi gen GalSafe của hãng United Therapeutics Corp nghiên cứu phát triển. Ảnh: AP

Một trong số 25 con lợn biến đổi gen GalSafe của hãng United Therapeutics Corp nghiên cứu phát triển. Ảnh: AP

Người phát ngôn Dewey Steadman hãng United Therapeutics Corp cho biết, mục tiêu chính của công ty con Silver Spring, trụ sở tại bang Maryland (nơi tạo ra con lợn GalSafe) là phát triển các sản phẩm y tế, ví dụ như chất làm loãng máu hoặc không gây ra những phản ứng phụ. Và sau cùng doanh nghiệp này hy vọng sẽ coi đây là một hướng phát triển để cấy ghép nội tạng của lợn cho con người.

Theo ông Steadman, con lợn biến đổi gen GalSafe cũng có tiềm năng làm thực phẩm, tuy nhiên phía công ty không cung cấp thời điểm nào họ có thể đạt được thỏa thuận với một nhà sản xuất thịt để chế biến và thương mại hóa. Ông Steadman đồng thời lưu ý, dị ứng thịt hay còn được gọi là hội chứng alpha-gal hiện vẫn chưa được coi là vấn đề lớn.

Báo cáo của nhóm chuyên gia của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ cho rằng các nhà nghiên cứu sức khỏe đã không hiểu đầy đủ về cách thức phát triển của dị ứng do nó liên quan đến các vết cắn của một số loài ve bét.

Thống kê trong năm 2009, có 24 trường hợp được báo cáo nhưng thời gian gần đây cón số này đã lên tới hơn 5.000 trường hợp. Các triệu chứng có thể bao gồm phát ban, mẩn ngứa, chuột rút và nôn mửa. Không giống như các loại dị ứng thực phẩm khác, phản ứng alpha-gal thường xảy ra vài giờ sau khi ăn thịt bò, thịt lợn hoặc thịt cừu và gây khó khăn cho việc chẩn đoán.

Ông Jaydee Hanson, giám đốc chính sách của Trung tâm An toàn Thực phẩm (CFS) cảnh báo rằng thịt từ những con lợn biến đổi gen không nên được thử nghiệm ở những người bị dị ứng. Trong khi đó, FDA thì cho biết họ không đánh giá cụ thể tiêu chí này trong an toàn thực phẩm bởi ứng dụng của công ty không bao gồm dữ liệu về việc ngăn ngừa các phản ứng như vậy.

Trước đó CFS đã từng khởi kiện FDA về việc cấp phép cho cá hồi biến đổi gen để làm thực phẩm cho con người bởi cá hồi biến đổi gen có tốc độ phát triển rất nhanh. Dự báo cá hồi biến đổi gen có thể sẽ sớm xuất hiện ở Mỹ khi AquaBounty, công ty sản xuất loài cá này, cho biết họ đang xác định thời điểm tốt nhất để thu hoạch cá hồi đang được nuôi tại một nhà máy ở bang Indiana.

Nhóm CFS cho biết họ đang xem xét và sẽ sớm ra quyết định liên quan đến số phận con lợn GalSafe mới được FDA đột ngột cấp phép vào trung tuần tháng 12/2020. Greg Jaffe thuộc Trung tâm Khoa học vì Lợi ích Cộng đồng cho biết việc FDA bật đèn xanh cho con lợn GalSafe là rất đáng lo ngại bởi trước đó không hề có thông tin nào về nó.

“Không ai được thông báo và đột nhiên có một con vật được chấp thuận,” ông Jaffe nói đồng thời cho biết công ty không tiết lộ chính xác cách mà họ thay đổi DNA của con vật. Jaffe cho biết con lợn được tạo ra bằng cách loại bỏ một gen có chức năng sản xuất đường và thêm một gen khác đóng vai trò đánh dấu cho gen lặn.

Ông Jaffe cũng cho biết không hiểu rồi đây sẽ áp dụng quy chuẩn nào đối với thực phẩm từ lợn biến đổi gen như phải dán nhãn như thế nào để được bán trong các siêu thị. Đến thời điểm này, đại diện Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), cơ quan giám sát việc dán nhãn thịt cũng chưa đưa ra câu trả lời về vấn đề hết sức nhạy cảm này.

Trong khi đó, ông Steadman cho biết lợn biến đổi gen của United Therapeutics khó sản xuất hơn lợn thông thường để lấy thịt vì phải đáp ứng các yêu cầu quản lý cũng như quy trình từ nuôi đến giết mổ rất nghiêm ngặt.

Đại diện đơn vị sở hữu tiết lộ hiện hãng mới phát triển được 25 con lợn GalSafe tại một trang trại ở Iowa. Tuy nhiên về lâu dài, mục tiêu là sẽ kết hợp việc chỉnh sửa gen với nhiều thay đổi khác để biến các cơ quan nội tạng của nó có thể được cấy ghép tương thích ở người.

Trong nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu đã xem xét ý tưởng cấy ghép nội tạng lợn như một cách để loại bỏ tình trạng khủng hoảng thiếu nội tạng hiến tặng.

Lợn giúp duy trì sự sống con người?

Trước đó, vào cuối tháng 9/2020, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế do Trung Quốc chủ trì cũng công bố thành tựu khoa học mang tính đột phá từ lợn biến đổi gen để cấy ghép nội tạng cho người. Kết quả công trình nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí Nature Biomedical Engineering.

Giấc mơ cấy ghép nội tạng lợn cho người đang dần được hiện thực?. Đồ họa: Science Direct

Giấc mơ cấy ghép nội tạng lợn cho người đang dần được hiện thực?. Đồ họa: Science Direct

Theo đó, các nhà nghiên cứu cho biết họ đã sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR-Cas9 kết hợp với các công nghệ di truyền khác để vô hiệu hóa retrovirus (PERVs) nội sinh ở lợn- nhóm virus có thể gây nguy hiểm cho con người, đồng thời tăng khả năng tương thích về miễn dịch và đông máu của lợn với người, có thể làm giảm các rủi ro, biến chứng trong quá trình cấy ghép.

Theo bài báo, những con lợn được biến đổi gen được thí nghiệm có sức khỏe và sinh lý bình thường, có khả năng sinh sản và truyền các gen đã chỉnh sửa cho thế hệ con cái của chúng.

Việc cấy ghép nội tạng lợn cho người vốn đã được giới khoa học nghiên cứu từ lâu, được coi như một giải pháp cho tình trạng thiếu hụt nội tạng người trên khắp thế giới, nhất là cho những bệnh nhân suy nội tạng. Những lý do chính bao gồm kích cỡ nội tạng của lợn tương đương với người và chúng có vòng đời tương đối ngắn, khoảng sáu tháng.

Tuy nhiên, những rủi ro của việc đào thải nội tạng do không tương thích sinh học giữa người và lợn đã hạn chế khả năng ứng dụng lâm sàng của những ca cấy ghép và những tiến bộ trong công nghệ chỉnh sửa gen gần đây đã mang lại cho các nhà nghiên cứu hy vọng mới.

Nghiên cứu mới nhất của nhóm do các nhà khoa học thuộc công ty công nghệ sinh học Qihan Bio có trụ sở tại thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) cho thấy, việc cấy ghép nội tạng lợn chuyển gen có khả năng chống lại các biến chứng bao gồm sự đào thải của cơ thể người và tổn thương qua tế bào trung gian.

“Việc thiết kế bộ gen rộng hơn của lợn để tương thích tốt hơn với hệ thống miễn dịch của con người cuối cùng có thể cho phép cấy ghép gen lợn một cách an toàn và hiệu quả”, nhóm nghiên cứu tuyên bố.

George Church, đồng tác giả thuộc Trường Y khoa Harvard cho biết nếu công nghệ mới được phép sử dụng có thể giúp giảm bớt phần nào cuộc khủng hoảng thiếu hụt nội tạng người trên quy mô toàn cầu ngày một lớn.

Ông Luhan Yang, giám đốc điều hành Công ty Qihan Bio cũng cho hay, nhóm nghiên cứu hiện đang thử nghiệm tính an toàn và hiệu quả của việc cấy ghép nội tạng từ lợn đã chỉnh sửa gen vào các động vật linh trưởng.

Theo Kim Long/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập141
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm130
  • Hôm nay46,643
  • Tháng hiện tại1,016,416
  • Tổng lượt truy cập92,190,145
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây