Học tập đạo đức HCM

Phú Yên: Bất ngờ với vườn trồng đủ thứ mít, cây mãng cầu ra trái to bự, nhà nào trồng là giàu

Thứ hai - 28/12/2020 21:25
Người dân ở khu vực Lỗ Chài, xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa (Phú Yên) đã biến vùng đất khô cằn, sỏi đá trở thành vùng cây ăn quả tập trung “hái” ra tiền.

Đến khu vực Lỗ Chài (xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) thấy cuộc sống của người dân nơi đây ngày càng khấm khá. Đó là thành quả từ cuộc cách mạng chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang cây ăn quả như mít, mãng cầu (na), cam, chanh, xoài, bơ…

Phú Yên: Bất ngờ với những vườn trồng đủ thứ mít, cây mảng cầu ra trái to bự, nhà nào trồng là giàu - Ảnh 1.

Người dân ở khu vực Lỗ Chài, thôn Ngọc Sơn, xã Hòa Quang Bắc (huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) đã chuyển đổi cây ăn quả hái ra tiền. Cây ăn quả chủ lực ở Lỗ Chài vẫn là cây mít, cây mãng cầu. Ảnh: Kim Sơ.

Ông Phan Thanh Đồng, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Quang Bắc cho biết, trước đây khu vực Lỗ Chài khô cằn, sỏi đá. Sau đó, người dân lên khai hoang trồng rừng bạch đàn nhưng hiệu quả thấp nên chuyển sang trồng cây ăn quả.

"Từ những năm 1996 -1997, người dân bắt đầu trồng mít, xoài, nhãn… sau phát triển thêm mãng cầu. Nhờ chất đất phù hợp các loại cây ăn quả, chủ lực cây mít và mãng cầu sinh trưởng, phát triển tốt giúp bà con thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha”, ông Đồng chia sẻ và cho biết thêm, đến nay bà con đã phát triển 40 ha mít các loại và 60 ha mãng cầu.

Ghi nhận của chúng tôi tại vườn cây ăn quả rộng khoảng 5 ha của gia đình ông Huỳnh Văn Tánh trồng cam, xoài, thanh long, mít, đu đủ, bơ, mãng cầu…

Phú Yên: Bất ngờ với những vườn trồng đủ thứ mít, cây mảng cầu ra trái to bự, nhà nào trồng là giàu - Ảnh 2.

Vườn cây ăn quả, trong đó có trồng các giống mít của nhà ông Huỳnh Văn Tánh, Lỗ Chài, thôn Ngọc Sơn, xã Hòa Quang Bắc (huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) được áp dụng tưới tiết kiệm. Ảnh: Kim Sơ.

Ông Tánh là người tiên phong thực hiện mô hình trồng cây ăn quả và cũng là tổ trưởng Tổ hợp tác trang trại Sơn Ngọc. Tổ hiện có trên 40 thành viên, với tổng diện tích khoảng 50 ha, chủ lực là cây mít và mãng cầu.

Đưa chúng tôi tham quan vườn cây ăn quả được áp dụng phương pháp tưới tiết kiệm từ khai thác nguồn nước từ các giếng khoan, ông Tánh giới thiệu lần lượt các loại giống mít trong vườn như mít ráo, mít ướt (giống địa phương) và các loại mít siêu sớm, hạt lép, không hạt, vàng nghệ, ruột đỏ, lá bàng…

Đối với mãng cầu, bà con trồng 2 loại gồm mãng cầu ta và mãng cầu Thái.

Theo ông Tánh, 2 cây trồng này thời gian qua đã giúp bà con trong tổ hợp tác có thu nhập ổn định. Trong đó, cây mãng cầu trồng khoảng 2 năm là bắt đầu cho thu hoạch, trung bình 1 ha cho năng suất hơn 10 tấn, bán với giá trung bình từ 30.000-60.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí bà con lãi từ 200-300 triệu đồng/năm. 

Đối với cây mít trồng từ 3 năm trở lên bắt đầu cho hoạch ổn định, với năng suất trên 30 tấn/năm, bán với dao động từ 10.000-20.000 đồng/kg (tùy loại), bà con lãi từ 150-200 triệu đồng/năm.

“Hiện gia đình tôi có 3 ha trồng mãng cầu và trồng mít trong thời kỳ kinh doanh. 5 năm gần đây các cây trồng này đã giúp gia đình kiếm hơn nửa tỷ đồng/năm sau khi trừ chi phí”, ông Tánh bộc bạch.

Phú Yên: Bất ngờ với những vườn trồng đủ thứ mít, cây mảng cầu ra trái to bự, nhà nào trồng là giàu - Ảnh 4.

Bà con ở thôn Ngọc Sơn, xã Hòa Quang Bắc (huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) chủ yếu phát triển cây ăn trái với 2 cây chủ lực là cây mít và cây mãng cầu. Ảnh: Kim Sơ.

Theo ông Tánh, sở dĩ mãng cầu cho lãi cao đó là nhờ bà con có “bí kíp” giúp cây ra quả theo ý muốn. Theo đó, mỗi năm bà con điều khiển cho cây mãng cầu ra quả thu 2 đợt chính, từ mùng 5/5 âm lịch đến tháng 7 và từ tháng chạp đến tháng giêng. 

Để làm được điều này, sau khi thu hoạch xong mỗi đợt, bà con sẽ xử lý, chăm sóc và kích thích cho cây mãng cầu ra đọt đồng loạt, rồi ra hoa để đậu quả.

“Từ khi xử lý cây mãng cầu đến khi thu hoạch là khoảng 4 tháng. Do đó, sau khi thu hoạch xong từng đợt, bà con sẽ tiến hành lặt lá, cắt cành, sau đó thúc phân, tưới nước, phun thuốc kích thích để kích thích ra đọt, ra hoa, đậu quả. 

Thông thường để thu hoạch mãng cầu đúng vào dịp tết. Từ ngày 20 - 25/7 âm lịch đến rằm tháng 8 bà con sẽ xử lý mãng cầu Thái theo quy trình trên. Còn cây mãng cầu ta từ ngày 5 - 15/7 âm lịch bà con bắt đầu lặt lá, cắt cành”, ông Tánh chia sẻ.

Ông Tánh cho biết thêm, cách xử lý này được ông tình cờ phát hiện một số cây mãng cầu trồng ở vườn bị rụng lá rồi ra quả không theo quy luật. Từ đó, ông tìm hiểu, rút kinh nghiệm và đưa ra quy trình xử lý cây mãng cầu ra quả theo ý muốn khá hiệu quả.

Phú Yên: Bất ngờ với những vườn trồng đủ thứ mít, cây mảng cầu ra trái to bự, nhà nào trồng là giàu - Ảnh 6.

Ông Tánh đã lặt lá, cắt cành cây mãng cầu để điều khiển cho cây ra quả theo ý muốn. Ảnh: Kim Sơ.

Được biết “bí kíp” này đã được các thành viên trong Tổ hợp tác trang trại Sơn Ngọc áp dụng cũng cho kết quả ưng ý. Thực tế cho thấy, khi bà con áp dụng quy trình này không chỉ giúp cây tăng tỷ lệ đậu trái, mà quả có màu sắc đẹp, trọng lượng từ 300-400 gram/quả, cá biệt có những quả đạt 0,5 kg.

 

Hướng tới sản xuất VietGAP

Ông Phan Thanh Đồng, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Quang Bắc (huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) cho biết, khu vực Lỗ Chài có diện tích hơn 400 ha. Hiện nay nhiều bà con có xu hướng chuyển dần keo, bạch đàn kém hiệu quả sang cây ăn quả. Chính quyền sẽ hỗ trợ cây giống để nhân rộng mô hình. Để nâng cao chất lượng và phát triển cây ăn quả bền vững, thời gian qua địa phương phối hợp cơ quan chuyên môn hướng dẫn bà con triển khai sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và chú trọng lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm.

Về vấn đề này, ông Tánh xác nhận và cho biết, từ các lớp tập huấn vừa qua, bước đầu bà con đã dần thay đổi phương thức sản xuất. Cụ thể, chủ yếu dùng phân hữu cơ, hạn chế dùng phân vô cơ và sử dụng thuốc sinh học.

Theo Kim Sơ/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập358
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm346
  • Hôm nay47,065
  • Tháng hiện tại1,163,356
  • Tổng lượt truy cập88,518,426
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây