Học tập đạo đức HCM

Trung Quốc: Thú y viên lương thấp, thiếu trầm trọng

Thứ tư - 30/12/2020 03:49
Chuyên gia thú y là một bộ phận cấu thành hệ thống y tế ở Trung Quốc - lực lượng bị sút giảm tới 3,55% nhân lực trong vòng 5 năm qua.
Hình minh họa của Henry Wong về xử lý dịch tả lợn Châu Phi ở Trung Quốc. Hình đăng trên SCMP ngày 30/12.

Hình minh họa của Henry Wong về xử lý dịch tả lợn Châu Phi ở Trung Quốc. Hình đăng trên SCMP ngày 30/12.

Khi dịch tả lợn Châu Phi bùng lên khắp Trung Quốc năm 2018, các trại lợn khắp nước này rơi vào tình trạng “chết lâm sàng”, hàng triệu đầu lợn vừa chết vừa bị tiêu hủy chóng vánh trong vài tháng.

Thật may là dịch tả lợn Châu Phi không lây lan sang người, dù theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE) thì 3/4 số dịch bệnh ở người có nguồn gốc từ động vật.

“Thật xấu hổ vì đến giờ xã hội hiện đại vẫn còn những dịch bệnh như tả lợn Châu Phi gây hại”, E. Wayne Johnson đến từ Enable AgTech - một tổ chức tư vấn và giải phẫu thú y có trụ sở ở Bắc Kinh, nhận xét.

Dịch tả lợn Châu Phi mất vài năm lan từ châu Âu qua Nga, nhưng khi đến Trung Quốc thì nó chỉ cần vài tuần đã lan khắp quốc gia này. Johnson cho rằng hệ thống thú y thiếu kinh nghiệm và cả nhân lực (trên bình diện rộng), sự quan tâm của hệ thống chính quyền cũng lơi lỏng đã tạo điều kiện cho dịch tả lợn Châu Phi lây lan nhanh như vậy.

Rất khó để xác định thiệt hại gần chuẩn xác nhất do dịch tả lợn Châu Phi gây ra, tuy nhiên giáo sư Li Defa đến từ Đại học Nông nghiệp Trung Quốc ước tính vào khoảng 1.000 tỷ nhân dân tệ, tức khoảng 153 tỷ USD, tính đến mùa thu 2019. Con số này đã xuất hiện trên nhiều tờ báo ở Trung Quốc.

Đến thời điểm này, dịch tả lợn Châu Phi mới được kiềm chế chứ chưa được kiểm soát toàn diện. 60% tổng đàn lợn của Trung Quốc mất bay khiến cho có thời điểm giá thịt lợn tăng theo chiều thẳng đứng. Hồi tháng 11, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết đã khôi phục được khoảng 88% tổng đàn so với trước dịch. Theo số liệu từ OIE, 20 điểm dịch ở 9 tỉnh, thành của Trung Quốc vẫn đang gây hại ở mức độ lớn.

OIE với sự phối hợp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) từ lâu đã khuyến khích các quốc gia kiến thiết mạng lưới “Một Sức Khỏe” nhằm phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan phụ trách y tế ở người, động vật và môi trường. Trung Quốc, cũng giống như nhiều nước khác, phân chia mảng sức khỏe ở người cho Bộ Y tế và Trung tâm Phòng chống dịch bệnh quốc gia, riêng sức khỏe động vật thì giao cho Bộ Nông nghiệp.

Nhưng hồi tháng 6 năm nay, Quốc vụ viện Trung Quốc khẳng định hệ thống y tế ở nông thôn vẫn là điểm yếu nhất và khuyến nghị cần tổ chức lại, tăng cường lực lượng chuyên gia thú y cho khu vực này để ngăn chặn dịch bệnh hữu hiệu hơn.

Chuyên gia thú y là một bộ phận cấu thành hệ thống y tế ở Trung Quốc - lực lượng bị sút giảm 3,55% nhân lực trong vòng 5 năm qua.

Hiện tại, ở đất nước 1,4 tỷ dân chỉ có khoảng 100.000 bác sĩ thú y được cấp phép hành nghề. Nhu cầu nhân lực là rất lớn, khiến sức ép là khủng khiếp khi có dịch bệnh. Quốc vụ viện đã đạt được sự đồng thuận cho phép giảm bớt một số tiêu chí khi cấp phép hành nghề, dù hiện tại tiêu chuẩn cũng đã được xem là thấp vì chỉ cần bằng cấp tương đương cao đẳng trở lên.

Dù nhu cầu tuyển dụng lớn và mức độ nguy hiểm nghề nghiệp cao vì thường phải ở tuyến đầu chống dịch, đội ngũ thú y viên ở cấp cơ sở tại Trung Quốc được chi trả chế độ khá kém.

Hồi đầu tháng 12, thành phố Gaoping (tỉnh Sơn Tây) thông báo tuyển dụng 16 thú y viên cơ sở với mức lương 2.500 nhân dân tệ/tháng. Đây là mức lương thấp hơn mức thu nhập trung bình của tỉnh nông nghiệp này nên tuyển được người không phải là chuyện dễ.

Một điều tra do Tân Hoa xã thực hiện hồi tháng 6 còn cho thấy ở Urumqi (khu tự trị Tân Cương), mức lương cho thú y viên chỉ có hơn 1.000 nhân dân tệ, còn thấp hơn mức giảm nghèo cơ sở.

Diana Bell, nhà sinh vật học chuyên về dịch bệnh hoang dã tại Đại học Đông Anglia ở Anh cho rằng Trung Quốc cần nâng cấp gấp hệ thống thú y. “Đây cần được coi là nhiệm vụ quan trọng, được quan tâm từ cấp cao và cần có chế độ lương bổng tốt”, Bell góp ý. Cũng theo bà, kinh nghiệm rút ra từ đợt dịch tả lợn Châu Phi là nên khuyến khích phát triển nền chăn nuôi hữu cơ, thân thiện môi trường và đảm bảo phúc lợi động vật.

Cúm gia cầm như chủng H5N1, thỏ xuất huyết và mới nhất là Covid-19 đều có nguồn gốc đầu tiên từ động vật với khả năng lây lan sang người dẫn đến tỷ lệ tử vong cao là những nguy hiểm không thể bỏ qua trong tương lai. “Còn hàng triệu triệu loại virus đang tồn tại, chúng ta chưa biết lúc nào chúng nảy nở và gây hại cho còn người”, Bell cảnh báo.

Feng Yonghui, chuyên gia trưởng về thực phẩm trên cổng điện tử Soozhu.com của Trung Quốc cho rằng, nếu cứ tách biệt hệ thống chăm sóc sức khỏe ở người và hệ thống thú y sẽ còn lỗ hổng để dịch bệnh phát tác.

“Ở Trung Quốc chẳng hạn, nhân viên thú ý chỉ có mỗi nhiệm vụ tiêm phòng và theo dõi dịch bệnh trên lợn, trâu bò, gà và các loại gia súc gia cầm khác. Đến khi dịch tả lợn Châu Phi bùng lên, trách nhiệm xử lý chính vẫn là các doanh nghiệp chăn nuôi, cơ quan quản lý nhà nước”, Feng có ý phàn nàn.

Có thể lấy Phần Lan làm ví dụ cho thấy hiệu quả trong sự phối hợp, hoặc phân quyền giữa hệ thống chăm sóc sức khỏe con người với thú y. Nước này có dân số 5,5 triệu người nhưng tuyển dụng 400 bác sĩ thú y, tức bình quân 1 bác sĩ thú y phụ trách 13.750 người. Bác sĩ thú y ở Phần Lan không chỉ theo dõi sức khỏe động vật, mà còn được giao các nhiệm vụ về vệ sinh thực phẩm. Đó là mục tiêu được xây dựng trong mạng lưới “Một Sức Khỏe”.

Giáo sư Dirk Pfeiffer từ Đại học Hong Kong cho rằng, Trung Quốc muốn làm như Phần Lan thì thách thức quá lớn. “Họ có đến 1,4 tỷ người, muốn được vậy thì phải tăng tốc 4 - 5 lần và có thể mất đến 20 năm mới làm được”, theo Pfeiffer.

Theo Đức Huy/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập127
  • Hôm nay32,085
  • Tháng hiện tại1,126,784
  • Tổng lượt truy cập92,300,513
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây