Học tập đạo đức HCM

Ao đầm bỏ hoang vì tôm rớt giá

Chủ nhật - 17/05/2015 20:39
Vào thời điểm này năm trước, đi trên con đường ven biển ở các huyện Thăng Bình, Núi Thành (Quảng Nam) thấy nhộn nhịp mua bán tôm nuôi. Nay thì...
Cùng với con trai đang tháo máy đem cất, ông Nguyễn Văn Lợi ở thôn Bình Phú, xã Tam Tiến, huyện Núi Thành cho biết: Đầu năm 2013, ông thấy hàng xóm đào vườn để nuôi tôm thẻ chân trắng. Họ nuôi rất đơn giản, chỉ đắp bờ trải bạt rồi bơm nước vào thả tôm giống.
Chỉ trong khoảng thời gian ngắn nhưng có lãi vài trăm triệu đồng/vụ. Thương lái thu mua tôm thẻ chân trắng tại ao loại 100 con/kg với giá 160.000 - 165.000 đồng; loại 90 con/kg 170.000 đồng để xuất sang Trung Quốc.
Thấy vậy, ông cũng cải tạo 3 sào vườn của mình để nuôi tôm. Trong lúc không có vốn, gia đình ông thế chấp nhà đất vay mượn ngân hàng hơn 100 triệu đồng đầu tư nuôi. Vụ đầu có lãi 50 triệu đồng nên ông dùng cả vốn lẫn lãi mở rộng thêm diện tích nuôi.
Tuy nhiên, giữa năm 2014, giá tôm bắt đầu giảm dần khiến gia đình ông càng nuôi càng thua lỗ nặng. Đến thời điểm hiện tại, giá tôm giảm chỉ còn 96.000 đồng/kg đối với tôm 100 con/kg.
Cùng với đó là do tôm bị dịch bệnh, gia đình ông mất 200 triệu đồng vì thua lỗ 2 vụ liên tiếp. Tuy muốn tiếp tục nuôi tôm để trả nợ dần nhưng do nợ tiền thức ăn thủy sản quá nhiều, đại lý không chấp nhận bán chịu nên 5 sào ao nuôi tôm của gia đình bị bỏ hoang.
Cay đắng hơn, tại thôn Bình Phú, xã Tam Tiến có các hộ Nguyễn Văn Lực, Nguyễn Văn Ba quyết định phá dỡ luôn căn nhà tạm để đào ao nuôi tôm.
Ngờ đâu cuối vụ giá tôm xuống thấp, hai hộ này đã mất nhà lại còn lâm nợ với số tiền hàng trăm triệu đồng. Giá thấp, tiền không có để đầu tư tiếp, những ao tôm của hai gia đình đều bỏ hoang.
Ở Quảng Nam không chỉ người nuôi tôm, những chủ đại lý cung cấp thức ăn thủy sản tại địa phương cũng lao đao.
Chị Nguyễn Thị T (ở thôn Long Thạnh, xã Tam Tiến) cho biết, gia đình chị cũng như nhiều đại lý cấp 2 khác lấy thức ăn từ các đại lý lớn cung cấp cho người nuôi tôm ở địa phương.

 
Những ao nuôi tôm bị bỏ hoang

Số tiền này sẽ được người nuôi thanh toán khi thu hoạch. Tuy nhiên, khi tôm rớt giá, người nuôi tôm không còn khả năng trả nợ khiến chị trở thành chủ nợ và cũng là con nợ. Hiện, gia đình chị T đang nợ đại lý đến hơn 3 tỷ đồng không biết lấy gì để trả!
Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam, toàn tỉnh có 267 ha nuôi tôm thẻ chân trắng bằng phương pháp trải bạt trên cát, hiện nay số diện tích bỏ hoang khoảng 30%, tập trung ở huyện Núi Thành và Thăng Bình.
Nguyên nhân là do giá tôm thương phẩm thấp, trong khi đó giá tôm giống và các vật tư khác quá cao, dịch bệnh và thời tiết lại biến đổi thất thường nên người dân đang tính toán lại phương thức nuôi.
Bà Phạm Thị Hoàng Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam cho hay, UBND tỉnh đã ban hành quyết định  về việc quy hoạch tạm thời vùng nuôi tôm thẻ lót bạt ven biển tại hai huyện Thăng Bình và Núi Thành, giai đoạn 2014-2018. Trong đó diện tích được chỉnh trang khoảng 205 ha, diện tích mở mới 79 ha.
“Gắn với việc xây dựng quy hoạch nuôi tôm theo hướng bền vững, tập trung thâm canh tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm… chúng tôi kêu gọi DN đầu tư xây trại SX giống tại chỗ nhằm hạ giá thành sản phẩm, giúp nông dân có điều kiện phục hồi SX”, bà Tâm cho biết.
Theo: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập501
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại868,497
  • Tổng lượt truy cập92,042,226
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây