Học tập đạo đức HCM

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (18 - 25/5)

Thứ hai - 18/05/2015 03:42
Tại các tỉnh phía Nam, thời tiết mưa nắng xen kẽ làm cho biên độ nhiệt giữa ngày và đêm tăng, thích hợp cho bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát sinh phát triển.
 
Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (18 - 25/5)
1. Trên lúa
a) Các tỉnh phía Bắc
- Rầy lứa 3 tiếp tục gây hại trên trà lúa chín sữa - chín. Có khả năng gây cháy cục bộ trên các chân ruộng có mật độ rầy cao, thiếu nước nếu công tác phòng trừ không kịp thời, không đúng kỹ thuật. Cần điều tra thường xuyên phát hiện và tích cực phòng chống cháy rầy là nhiệm vụ trọng tâm của các tỉnh phía Bắc trên lúa từ nay đến cuối vụ.
- Sâu đục thân hai chấm: Sâu non tiếp tục gây bông bạc diện hẹp trên trà lúa trỗ muộn.
- Đạo ôn cổ bông: Bệnh tiếp tục phát sinh gây hại trên giống nhiễm giai đoạn trỗ - phơi màu. Nhất là trên những diện tích lúa có tỷ lệ bệnh trên lá cao trong điều kiện thời tiết thuận lợi.
- Ngoài ra, theo dõi và phòng chống bệnh khô vằn; bạc lá - đốm sọc vi khuẩn; lem lép hạt; bọ xít dài; chuột gây hại cục bộ. Sâu cuốn lá nhỏ phát sinh nhẹ, diện hẹp tại một số tỉnh đồng bằng sông Hồng, cần tiếp tục theo dõi.
b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
- Sâu đục thân 2 chấm, bệnh khô vằn, rầy nâu, rầy lưng trắng... rải rác hại nhẹ trên lúa ĐX muộn chín, lúa XH giai đoạn đẻ nhánh - đòng.
- Bọ trĩ, sâu keo... phát sinh hại chủ yếu lúa HT giai đoạn mạ - đẻ nhánh.
- Chuột: Hại nhẹ chủ yếu trên lúa XH giai đoạn đòng và giống gieo lúa HT sớm.
c) Các tỉnh phía Nam
- Rầy nâu trên đồng ruộng phổ biến giai đoạn trưởng thành, có mật độ trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ. Hiện bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá đã xuất hiện và có khả năng gia tăng, đối với các địa phương đang tiếp tục xuống giống lúa HT 2015 nhất là ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp và Hậu Giang; cần chú ý xuống giống tập trung đồng loạt né rầy để hạn chế thấp nhất rầy nâu truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.
- Thời tiết hiện nay mưa nắng xen kẽ (thường mưa vào buổi chiều tối) làm cho biên độ nhiệt giữa ngày và đêm tăng thích hợp cho bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát sinh phát triển. Khuyến cáo nông dân thăm đồng thường xuyên để sớm phát hiện bệnh và có biện pháp quản lý hiệu quả.
- Chuột tiếp tục gây hại tập trung trên trà lúa làm đòng - trỗ. Các huyện có đường biên giới giáp Campuchia thuộc các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An cần lưu ý đến đối tượng này. Chú ý trong phòng trừ chuột không để nông dân dùng điện để diệt chuột
- Ngoài ra, cũng cần lưu ý ốc bươu vàng trên lúa ở giai đoạn mạ; rầy phấn trắng và nhện gié giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ.
2. Trên cây trồng khác
- Cây sắn: Rệp sáp bột hồng tiếp tục gây hại.
- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục hại.
- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu gây hại có xu hướng giảm diện tích nhiễm.
- Cây nhãn: Bệnh chổi rồng tiếp tục gây hại ở các tỉnh ĐBSCL.
Cục BVTV

 
KHUYẾN CÁO
 
Trên lúa:
Khi xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ có thể phun thuốc trừ sâu sinh học Mimic 20SC. Thuốc rất an toàn với thiên địch, hiệu quả cao với sâu cuốn lá, không sợ sâu kháng thuốc. Có thể phối hợp với Altach 5EC để tăng khả năng diệt sâu nhanh hơn.
Khi rầy nâu xuất hiện với mật độ cao có thể phun Applaud 10WP (1,5 - 2 kg/ha) hoặc rải Wellof 3GR (12 kg/ha).
Bệnh đạo ôn (lá, thân, cổ bông) phun Beam 75WP khi bệnh chớm xuất hiện, trước trổ 3 - 5 ngày và sau trổ đều. Bệnh lem lép hạt phun Aviso 350SC trước trổ 3 - 5 ngày và sau khi trổ đều. Bệnh bạc lá phun ngừa Bonny 4SL trước trổ 3 - 5 ngày và trổ đều.
Trên cây trồng khác:
- Cây chè: Bọ cánh tơ phun Takare 2EC, Nouvo 3,6EC; Nhện đỏ phun Takare 2EC; Rầy xanh phun Applaud 10WP.
- Cây tiêu: Bệnh chết nhanh phun Manozeb 80WP, Bony 4SL; Rệp sáp rễ rải Wellof 3GR (20 - 25 gr/gốc).
- Cây thanh long: Đốm nâu (đốm trắng hay tắc kè) phun bộ ba đốm nâu của Cty CP Nông dược HAI.
- Cây nhãn, vải: Nhện lông nhung phun Takare 2EC.
- Cây ngô (bắp): Xử lý hạt giống và phun trên cây con bằng phân bón lá Foliar Blend.
Theo: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập343
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại867,119
  • Tổng lượt truy cập92,040,848
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây