Học tập đạo đức HCM

Bắc Giang sắp bước vào vụ vải thiều: Sẵn sàng phương án "tác chiến"

Thứ bảy - 02/06/2018 11:40
Còn khoảng một tuần nữa Bắc Giang sẽ bước vào vụ thu hoạch vải thiều được đánh giá là sôi động nhất từ trước đến nay. Hiện, mọi công tác hậu cần chuẩn bị cho mùa vải ngọt đã sẵn sàng, những tin vui đầu mùa đã liên tục bay đến với người trồng vải.

Vải VietGAP lên ngôi

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NNPTNT Bắc Giang), toàn tỉnh hiện có khoảng 30.000ha vải thiều, chiếm tới 63% diện tích cây ăn quả của tỉnh. Sau nhiều thăng trầm, cho đến thời điểm này, vải thiều vẫn là cây trồng giúp nhiều nông dân có thu nhập ổn định, đồng thời tạo động lực thúc đẩy nhiều ngành nghề khác phát triển theo.

 bac giang sap buoc vao vu vai thieu: san sang phuong an 'tac chien' hinh anh 1

Mọi công tác chuẩn bị cho tiêu thụ vải thiều đã sẵn sàng. Ảnh: T.L

Vài năm trở lại đây, nhờ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đồng thời khuyến khích người dân sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, vải thiều Bắc Giang ngày càng chiếm lĩnh được nhiều thị trường khó tính. Năm 2017, vải thiều Bắc Giang đã có mặt tại 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tăng 7 thị trường so với năm 2016, trong đó có một số thị trường khó tính như: Anh, Mỹ, Australia, Thái Lan. Nhờ đó, giá trị quả vải không ngừng tăng, riêng năm 2017, giá vải thiều đạt đỉnh, có thời điểm lên đến 65.000 – 75.000 đồng/kg.

Điều đáng ghi nhận là, chất lượng vải thiều Bắc Giang ngày càng được khẳng định nhờ các ngành chức năng tích cực vận động nông dân trên địa bàn sản xuất theo các quy trình tiên tiến, an toàn. Theo thống kê, hiện toàn tỉnh có khoảng 13.500ha vải VietGAP, GlobalGAP, chiếm khoảng 1/3 tổng diện tích.

Tại huyện Lục Ngạn – vùng trồng vải thiều chủ lực của tỉnh Bắc Giang, hiện đã có 11.000ha vải được chăm sóc theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, chiếm hơn 70% trong tổng diện tích khoảng 16.300ha vải thiều.

Ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch UBND huyện cho biết, để đảm bảo quy trình sản xuất được quản lý nghiêm ngặt, huyện giao Phòng NNPTNT phối hợp với các xã, thị trấn kiểm tra định kỳ 1 – 2 tuần/lần tại các vùng trồng về việc thực hiện quy trình sản xuất, ghi chép sổ nhật ký chăm sóc của các hợp tác xã để kịp thời hướng dẫn nhà vườn điều chỉnh phương án sản xuất phù hợp.

Quy trình chăm sóc vải phải đạt các tiêu chuẩn sau: Tưới nước sạch, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong danh mục; phòng trừ sâu, bệnh đúng thời điểm, bảo đảm thời gian cách ly. Các hộ có sổ nhật ký ghi chép cẩn thận về quy trình chăm sóc.

 bac giang sap buoc vao vu vai thieu: san sang phuong an 'tac chien' hinh anh 2

Phân loại vải thiều tại một điểm thu mua. Ảnh: I.T

Theo đại diện Sở NNPTNT Bắc Giang, vải thiều đạt chất lượng sẽ được gắn tem truy xuất nguồn gốc, việc gắn tem chỉ được thực hiện sau khi ngành chức năng lấy mẫu quả kiểm nghiệm chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, không có dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép.

Ông Bình cho biết thêm, năm nay lần đầu tiên Lục Ngạn sẽ hỗ trợ 50% kinh phí tem xác nhận vải thiều cho tất cả các doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu thụ; đồng thời thiết lập sổ chăm sóc nhật ký vải thiều điện tử, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân chăm sóc vải thiều, giúp người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm thông qua điện thoại thông minh.

Nỗ lực mở rộng thị trường

Nhờ yếu tố thời tiết thuận lợi cộng với trình độ canh tác của người dân ngày càng “lên tay” nên vụ vải thiều năm nay ở Bắc Giang được đánh giá là được mùa nhất trong nhiều năm trở lại đây. Chỉ tính riêng tại “thủ phủ” vải Lục Ngạn, sản lượng ước tính lên tới 90.000 tấn.

Để chủ động giúp người dân tiêu thụ vải thiều, tỉnh Bắc Giang đã chủ động lên các phương án xúc tiến tiêu thụ vải ngay từ sớm. Ngày 29.5 vừa qua, một hội thảo xúc tiến tiêu thụ vải đã được tổ chức tại thị trấn Bằng Tường, Quảng Tây (Trung Quốc). Được biết, vào vụ thu hoạch rộ, mỗi ngày có hàng nghìn tấn vải được thông quan tại đây, trước khi chuyển sâu vào nội địa Trung Quốc.

Ông Nguyễn Thanh Bình cho biết, hội nghị đã được hàng trăm doanh nhân, đại diện các địa phương ngành chức năng nước bạn ủng hộ. Các thương nhân và khách hàng mua vải thiều tại đây đều đánh giá cao chất lượng vải thiều Bắc Giang vì quả mọng, màu đỏ tươi, cùi dày, hạt nhỏ, vị ngọt đậm. Điều đáng ghi nhận là, theo đánh giá của các doanh nhân Trung Quốc, tem truy xuất nguồn gốc theo quy định của tỉnh Quảng Tây không phải là rào cản khi xuất khẩu vải như lo lắng ban đầu, trái lại đây được đánh giá là điểm nhận diện, giúp vải thiều Bắc Giang thêm hút khách.

Đây không phải là lần đầu tiên Bắc Giang sang tận nước bạn xúc tiến tiêu thụ vải. Ngay từ năm 2017, một hội nghị quy mô cũng đã được tổ chức tại trung tâm thị trấn Bằng Tường. Tại những cuộc hội nghị này, cả hai đều đạt được nhiều thỏa thuận trong việc lưu thông hàng hóa qua cửa khẩu.

Mấy năm gần đây, cơ quan chức năng đã nỗ lực giảm thời gian làm thủ tục thông quan còn 60% so với trước, ưu tiên phân luồng xe chở vải qua cửa khẩu Tân Thanh, mở rộng kho bãi chứa hàng, kéo dài giờ làm việc trong ngày phục vụ doanh nhân hai nước. Thị trấn Bằng Tường cũng đang gấp rút hoàn thành nâng cấp, mở rộng chợ đầu mối hoa quả và hướng tới mục tiêu “hai quốc gia, một kiểm tra”.

Ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cho biết, tại hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều tại Bằng Tường, Bắc Giang đã cam kết với các doanh nhân nước bạn sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất về an ninh trật tự, điểm thu mua, phân luồng giao thông, cung ứng các mặt hàng phụ trợ cho doanh nhân nước này đến Bắc Giang liên kết với các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp thu mua, vận chuyển và tiêu thụ vải thiều.

Ông Trần Quang Tấn đánh giá, do năm nay thời tiết thuận lợi nên vải được mùa, sản lượng vải cả tỉnh ước đạt 150.000 – 180.000 tấn. Đặc biệt, chất lượng cũng như mẫu mã vải thiều được đánh giá tốt nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.

Được biết, sẽ có khoảng 80 doanh nghiệp Trung Quốc sang Lục Ngạn thu mua vải thiều khi vào vụ thu hoạch rộ. Còn vào ngày 8.6 tới, sẽ có khoảng 300 doanh nghiệp trong và ngoài nước tới Bắc Giang để tìm hiểu thị trường tiêu thụ vải thiều cũng như khảo sát các vùng trồng vải của tỉnh.

Theo Anh Thơ (danviet.vn)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập313
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại875,559
  • Tổng lượt truy cập92,049,288
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây