Học tập đạo đức HCM

Lặn lội rừng sâu "săn" trái trường từ loài cây 30 năm mới ra quả

Thứ bảy - 02/06/2018 11:33
Với đặc thù mọc tự nhiên, không cần bón phân, phun thuốc, thân cây trên 30 năm mới cho thu hoạch, trái trường xứng danh là loại trái cây rừng “ngon, sạch” của vùng Bảy Núi (An Giang). Hiện nay, loại trái trông giống như trái vải này (có người gọi là vải rừng) đang hấp dẫn du khách, tạo thu nhập đáng kể cho bà con dân tộc Khmer.

Gây “cơn sốt” trên mạng xã hội

Sau khi những hình ảnh về trái trường được đăng tải trên Fanpage “Nét đẹp Tri Tôn” (hiện có gần 14.000 thành viên tham gia), loại trái cây này đang tạo “cơn sốt” cho du khách, đặc biệt là những người mê khám phá. Giống như nhiều loại trái cây ở dãy Thất Sơn hùng vĩ, trái trường bắt đầu cho thu hoạch nhiều vào mùa mưa...

 lan loi rung sau 'san' trai truong tu loai cay 30 nam moi ra qua hinh anh 1

Du khách thích thú khi tự tay hái trái trường trên dãy Thất Sơn hùng vĩ.

Theo những người dân am hiểu, cây trường tuy mọc rải rác khắp vùng Bảy Núi, đặc biệt là núi Cô Tô, núi Dài, núi Cấm… nhưng muốn tìm được những cây sai trái phải lặn lội vào sâu trong rừng, bởi đặc thù loài cây này phải trên 30 năm mới cho trái.

Được người dân địa phương dẫn đường, chúng tôi tìm đến khu vườn tạp ven triền núi Cô Tô của anh Lê Minh Hiếu (ấp Tô Hạ, xã Núi Tô, Tri Tôn) để mục sở thị cây trường. Lối vào vườn là con đường núi ngoằn ngoèo, bị che khuất bởi những cây tầm vông, cây điều, xoài...

Khi vào được sâu bên trong, ai cũng ngạc nhiên khi giữa 1 màu xanh mướt của núi rừng mùa mưa, chỉ có duy nhất 1 cây cổ thụ nổi bật bởi những chấm đỏ, vàng xen trong tán lá. Đó là những chùm trái trường đang vào mùa chín rộ.

Sau khi trao đổi với anh Lê Minh Hiếu (chủ vườn), một người dân địa phương trèo thoắt lên cây. Cách thu hoạch cũng lạ, không hái từng chùm trái mà chặt luôn một số nhánh cây thả xuống.

“Cây trường thuộc loại cây tán rộng, lâu năm nên sau khi chặt nhánh, cây tiếp tục mọc ra nhánh khác xum xuê hơn. Sau khoảng 3 năm sinh trưởng, các nhánh mới sẽ ra hoa, kết trái”- anh Hiếu giải thích.

Với 50.000 đồng, chúng tôi mua được 2 nhánh tương đối lớn, mất chừng 15 phút lặt cũng được hơn 6kg. Đó là giá “hữu nghị” dành cho những người tự tay thu hoạch, tự khám phá về loại trái cây này.

“Cây trường này từ thời ông ngoại tôi đã có, hiện trên 30 năm tuổi. Năm nay là lần đầu tiên cây cho thu hoạch trái. Loại cây này 3 năm mới có trái 1 lần. Từ khi ra hoa đến khi trái chín khoảng 4 tháng. Trái chín màu đỏ rất đẹp, trái nhỏ bằng đầu ngón tay cái, có vị chua chua, ngọt ngọt, trái sống chua hơn, càng chín càng có vị ngọt nhiều hơn. Món này chấm muối ớt hay lột vỏ ngâm với đường, muối ớt là hết sẩy”- anh Hiếu giới thiệu.

 lan loi rung sau 'san' trai truong tu loai cay 30 nam moi ra qua hinh anh 2

Trong vườn nhà anh Hiếu hiện có 2 cây trường. Cây lớn hơn mới cho trái hồi năm ngoái, thu hoạch được khoảng 70kg, giúp gia đình anh Hiếu kiếm hơn 1 triệu đồng khi bán xô cho bạn hàng giá 15.000 đồng/kg. “Với loài cây 3 năm mới cho trái 1 lần thì hiệu quả không cao. Tuy nhiên, mình cứ bỏ đại đó, không cần chăm sóc, bón phân, xịt thuốc, loay hoay cũng có thêm nguồn thu nhập”- anh Hiếu chia sẻ.

Cơ hội cho du lịch

“Thích nhất là tự mình bẻ những trái trường chín mộng cho vào miệng, vị thanh thanh, chua chua, ngọt ngọt của trái trường như làm dịu đi cái nóng oi bức của mùa hè vùng Bảy Núi. Khi đăng hình lên Facebook, bạn bè ai thấy cũng mê, ước được đi Bảy Núi ngay lập tức để trải nghiệm loại trái cây độc đáo này. Tôi nghĩ, nếu đưa trái trường vào sản phẩm du lịch, sẽ rất thu hút”- anh Nguyễn Chí Tâm, một phượt thủ ở TP. Long Xuyên chia sẻ.

 lan loi rung sau 'san' trai truong tu loai cay 30 nam moi ra qua hinh anh 3

Trái trường thu hái trên vùng rừng Bảy Núi, tỉnh An Giang được bán ven lộ. Ảnh: Đài PTTH Kiên Giang.

Ngoài những cây trường xen lẫn trong đất vườn trên núi của người dân cũng có những cây mọc hoang không có chủ. Đến mùa cho trái, bà con Khmer vào rừng núi săn tìm, bẻ về bỏ mối cho bạn hàng 20.000 đồng/kg hoặc bán trực tiếp cho du khách từ 30.000 - 50.000 đồng/kg, kiếm vài trăm ngàn đồng mỗi ngày.

Một số bạn trẻ đã tổ chức thu mua lại của bà con, chào hàng trên Facebook cho du khách ở TP. Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh… với giá hơn 100.000 đồng/kg mà không có đủ hàng để giao.

 lan loi rung sau 'san' trai truong tu loai cay 30 nam moi ra qua hinh anh 4

Cư dân Tà Pạ, vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang giới thiệu về trái trường hay còn gọi là vải thiều rừng, vải thiều,  hoang dã. Ảnh: Phan Trọng An (Báo An Giang).

“Khách hàng biết đây là trái cây rừng, nhờ nước mưa thiên nhiên mà ra hoa kết trái, không lo có phân, thuốc nên yên tâm. Đây còn là loại trái có vị ngon lạ, bổ sung vitamine rất tốt cho sức khỏe nên rất được ưa chuộng”- bạn Nguyễn Kim Ngọc, một người bán trái trường trên Facebook nhận xét.

Hiện nay, khi đi dọc theo Hương lộ 15, từ thị trấn Tri Tôn qua các xã: Núi Tô, An Tức, Ô Lâm, Cô Tô (Tri Tôn), thỉnh thoảng bắt gặp những cây trường đang đỏ rực màu trái chín xen lẫn giữa núi rừng xanh um. Trái trường cùng với những đặc sản khác của vùng Bảy Núi như: trâm, dâu xanh, dâu vàng, mãng cầu ta, vú sữa, sầu riêng, bơ, xoài… đang góp phần tạo sức hút du lịch nơi đây.

Theo Ngô Chuẩn (TTMT)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập219
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm215
  • Hôm nay21,285
  • Tháng hiện tại199,852
  • Tổng lượt truy cập90,263,245
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây