Học tập đạo đức HCM

Chăn nuôi sạch, rộng cửa thị trường

Thứ năm - 31/05/2018 20:47
Chăn nuôi heo hay gia cầm đang khiến nhiều hộ gia đình, nhiều trang trại lao đao, phá sản bởi giá bán giảm sâu so với giá thành. Tuy nhiên, nhiều mô hình chăn nuôi sạch vẫn đứng vững. Có lẽ họ đã đi đúng hướng bởi đáp ứng được nhu cầu thị trường và người tiêu dùng.

Trang trại sạch

Đó là trang trại của anh Nguyễn Hữu Nhân (xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa). Sau thất bại lần chăn nuôi đầu, nhận thấy vấn đề an toàn thực phẩm rất quan trọng trong chăn nuôi, nếu xây dựng mô hình trang trại sạch thì con giống sẽ phát triển tốt, không bị dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Do vậy năm 2009, anh Nhân đã xây dựng một trang trại chăn nuôi heo sạch. 


Một trang trại nuôi heo sạch ở Đắk Lắk     Ảnh: Trung Chuyên


Khu chuồng trại được tách riêng biệt gồm khu nái sinh sản, khu nuôi heo sữa, heo hậu bị và heo thương phẩm. Các khu chuồng luôn được dọn sạch sẽ, thoáng mát, trang bị hệ thống điện, nước, cống xả thải. Mỗi ô chuồng còn được đánh thứ tự, có bảng ghi chi tiết lịch ăn, tiêm phòng, khối lượng cho heo ăn. Cùng đó, anh đầu tư mua máy nghiền, máy trộn, xây kho chứa để dự trữ và chế biến thức ăn cho heo. Khi heo giống sinh sản, heo con 2 tháng đầu mới tách mẹ được chế độ dinh dưỡng riêng nhằm tăng sức đề kháng cho heo con phát triển. Sau đó được nuôi bằng phương pháp pha trộn các loại thức ăn như cá biển, lúa, ngô, đậu tương, bã bia, cám đặc biệt để heo con có sức phát triển tốt. Ngoài ra, anh còn phát triển đàn gia cầm gần 2.000 con. Mỗi năm trang trại của anh cung cấp ra thị trường 120 tấn heo thịt, trên 15 vạn giống gia cầm, hàng vạn quả trứng đảm bảo an toàn thực phẩm. 

  

Hợp tác xã “tự chủ sạch”

Trước nhu cầu ngày càng lớn của thị trường, một số cơ sở chăn nuôi, hợp tác xã đã đầu tư xây dựng mô hình cung ứng thịt heo sạch khép kín từ khâu chọn giống tới giết mổ, tạo ra sản phẩm thịt sạch, có nguồn gốc rõ ràng.
Phải kể đến là trang trại heo của HTX Duy Đại Sơn (xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam). Mô hình chăn nuôi heo hơn 4.500 con cả nái lẫn thịt trên tổng diện tích gần 20 ha của anh Võ Duy Sơn và Trương Hương Bá Tùng.
Khởi nguồn, do cùng chung trăn trở về nguồn thực phẩm sạch và một thương hiệu uy tín giữa thị trường thực phẩm bẩn, hai anh Sơn và Tùng đã đầu tư gây dựng mô hình này. Theo anh Bá Tùng, nếu 1 lứa heo thịt nuôi trong vòng 5 tháng, sử dụng thức ăn tự trộn sẽ tiết kiệm được khoảng 20% chi phí nuôi bằng thức ăn công nghiệp, nhưng quan trọng là heo ăn được những thức ăn tốt, sạch, kiểm soát được chất lượng. Theo đó, với công thức gồm bột bắp, bã đậu nành, lúa mì, dầu ăn và bổ sung khoáng chất, vitamin phục vụ trong chăn nuôi… sản phẩm thịt heo sẽ thơm ngon và có thành phần dinh dưỡng cao, quan trọng là biết được con “heo” được ăn những gì. Không chỉ vậy, trang trại nuôi khép kín còn có giàn lạnh, nhiệt độ được duy trì ổn định (26 - 280C) nên có thể dễ dàng kiểm soát được dịch bệnh.
Những mô hình nuôi sạch này đã làm dài thêm những địa chỉ sản xuất “sạch” trong chăn nuôi ở Việt Nam hiện nay, góp phần tăng niềm tin của người tiêu dùng với sản phẩm nội trong bối cảnh “nhập nhèm” chất lượng ở mọi nơi. Không chỉ vậy, như chia sẻ của chủ trang trại, cái quan trọng nhất là mang lại cơ hội dùng thịt sạch cho người dân, phát triển chuỗi sản phẩm sạch, góp phần vực dậy uy tín của ngành chăn nuôi Việt Nam. 

>> Nói đến trang trại heo sạch, còn phải kể đến phương thức sản xuất theo quy trình khép kín, nuôi theo phương pháp sinh học, công nghệ vi sinh E.M, mô hình chăn nuôi GAHP… tại nhiều địa phương. Tất cả nhằm tạo ra nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.

 Nguồn: nguoichannuoi.com

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập429
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại861,037
  • Tổng lượt truy cập92,034,766
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây