Học tập đạo đức HCM

Bắc Giang: Nguy cơ thất thu mùa màng vì lý do lãng xẹt này

Thứ sáu - 01/06/2018 11:10
Chuẩn bị bước vào cao điểm của mùa mưa bão và sản xuất vụ mùa song hệ thống kênh mương, cống tiêu thoát nước ở xã Tự Lạn (Việt Yên - Bắc Giang) thường xuyên bị ách tắc, xuống cấp. Nếu không được khơi thông kịp thời, nhiều diện tích cây trồng có thể thất thu.

Bèo, rác kín kênh

Nhiều năm nay, cánh đồng lúa thôn Đông, xã Tự Lạn (Việt Yên) thường xuyên bị ngập úng trong mùa mưa. Riêng vụ mùa năm 2017, cường độ mưa không quá lớn nhưng cả thôn mất trắng hơn 10 ha lúa. Theo ông Chu Văn Huề, trưởng thôn Đông, cánh đồng này vốn là chân đất hai lúa, mỗi vụ bà con thu được khoảng 2 tạ thóc/sào.

Ba năm gần đây thì trái lại, hệ thống tiêu thoát nước bị bồi lắng. Mỗi khi có trận mưa lớn là cả khu đồng mênh mông nước. Điển hình là vào đầu tháng 5 vừa qua, lúa xuân bị ngập hơn 2/3 cây nhưng rất may mưa không tiếp diễn, nước dần tiêu nên cây trồng hồi phục được.

 bac giang: nguy co that thu mua mang vi ly do lang xet nay hinh anh 1

Các cửa cống thoát nước tiêu úng bị bèo và rác lấp kín.

Để tìm hiểu rõ nguyên nhân, tôi cùng ông Huề đi dọc hệ thống thoát nước của cánh đồng nối từ xã Tự Lạn đến xã Hồng Thái (Việt Yên) dài chừng 6 km. Đâu đâu cũng thấy rác, bèo dày đặc mặt kênh. Kiểm tra cống tiêu thuộc thôn Tân Sơn, xã Trung Sơn, ông Huề lôi ra những bao tải chứa đầy rác nằm trong lòng cống. Bùn đất bồi lắng làm cho lòng mương gần bằng miệng cống.

Đáng ngại hơn là vùng rải nước gồm ao, hồ lớn chứa nước trong những mùa mưa đã được giao cho cá nhân thầu nuôi cá. Các cống tiêu đều có lưới, khung sắt chắn ngang dòng chảy để cá không sổng ra ngoài. Nếu mưa lớn, các cửa cống không được chủ ao mở kịp thời mà vẫn đóng nhằm giữ cá sẽ ảnh hưởng lớn đến việc tiêu nước.

Nhiều người dân phản ánh, cống Lái Nghiên, xã Hồng Thái tiêu nước cho cả một vùng lớn ra ngòi Lái Nghiên nhưng thường xuyên có lưới chắn để bảo vệ đàn cá của chủ ao, kể cả mưa lớn xảy ra.

Khơi thông dòng chảy

Không riêng tại huyện Việt Yên, kênh mương tiêu nước hiện nay đều “oằn” mình cõng rác thải và bèo xâm lấn. Điều này đã giảm năng lực tiêu của các trạm bơm, khiến tổ máy trong tình trạng “đợi” nước. Đơn cử, Trạm bơm Cống Bún, xã Đồng Sơn (TP Bắc Giang) có 12 tổ máy bơm tiêu úng song vào mùa mưa chỉ vận hành 10 máy, hai máy còn lại chạy luân phiên vì nước không về đủ nguồn.

 bac giang: nguy co that thu mua mang vi ly do lang xet nay hinh anh 2

Bèo "bao vây" xà xâm lấn hệ thống bơm tưới tiêu của thôn Đông, xã Tự Lạn

Bên cạnh đó, hệ thống kênh tiêu cũng bị xâm hại nghiêm trọng diễn ra ở các huyện, TP đã làm dòng chảy thu hẹp, gây khó khăn cho công tác tu bổ, bảo dưỡng công trình. Hơn nữa, hầu hết vùng trũng, lưu vực tiêu, rải nước được các xã cho thầu khoán để nuôi trồng thủy sản.

Để giữ cá, người dân thường chặn cống, chặn dòng, hệ lụy kéo theo là việc tiêu úng gặp trở ngại, có nơi ngập úng kéo dài, gây thất thu lớn. Một số diện tích mặc dù chưa thiệt hại 100% do bị ngâm lâu trong nước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất.

Ông Phạm Văn Đưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết: “Các công trình, nhà xưởng xây dựng sau năm 2009 đa phần đều tuân theo quy hoạch thủy lợi tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Tuy nhiên, kinh phí hạn hẹp, những năm qua tỉnh mới quan tâm cải tạo, nâng cấp được một phần hệ thống kênh, trạm bơm tưới. Hệ thống bơm tiêu lại ngày càng xuống cấp cộng với bị xâm lấn đã dẫn đến úng lụt cục bộ”.

Mùa mưa bão năm nay được dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, Bắc Giang xuất hiện nhiều trận mưa lớn lên đến hàng trăm mm. Để hạn chế úng ngập, bảo vệ sản xuất, đời sống, Chi cục Thủy lợi đã đôn đốc các công ty thủy nông nạo vét kênh mương do đơn vị phụ trách, chú trọng ở khu vực bể hút, cửa khẩu; đặc biệt là theo dõi sát tình hình thời tiết, chủ động bơm tiêu nước đệm.

Các địa phương huy động nhân lực làm thủy lợi nội đồng, thu dọn bèo, rác trên kênh, khơi thông dòng chảy và không xả rác bừa bãi; tăng cường công tác quản lý, phát hiện sớm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm lấn chiếm công trình thủy lợi. Đối với diện tích vùng trũng, ao hồ cho thầu khoán, trong hợp đồng cần ghi rõ điều khoản thoát nước khi cần thiết. Riêng tại huyện Việt Yên, đơn vị chuyên môn, chính quyền sở tại cần giám sát chặt chẽ việc đóng, mở cống của các chủ ao nuôi cá trong vùng tiêu, rải nước.

Theo Trường Sơn (Báo Bắc Giang)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập852
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại769,415
  • Tổng lượt truy cập93,147,079
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây