Với nhiều ưu điểm nội trội, những giống cây ăn trái không hạt như chanh, mít, ổi, na, bưởi,... đã và đang chiếm được thiện cảm của người thưởng thức và giúp nông dân Việt thu về lãi khủng.
Ở tuổi 30, anh Nguyễn Văn Thật, ở Châu Thành, Hậu Giang đã là Giám đốc Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Thạnh Phước với doanh thu trên 1 tỷ đồng mỗi năm từ chanh không hạt.
Hiện tại, mỗi ngày HTX của anh Thật thu mua được hơn 1 tấn chanh với giá 30.000 đồng/kg để cung cấp cho siêu thị, chợ đầu mối trên cả nước. Ngoài ra, mỗi tháng HTX còn bán cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Trung Đông và châu Âu. Bên cạnh đó, HTX còn đầu tư hệ thống kho lạnh, lò sấy để bảo quản, dự trữ chanh.
Hiện, nhu cầu xuất khẩu chanh không hạt rất lớn, HTX Thạnh Phước không đủ hàng cung cấp cho doanh nghiệp nên đã đề xuất UBND tỉnh Hậu Giang cho thực hiện thí điểm cánh đồng mẫu lớn.
Lão nông Trần Minh Mẫn (ngụ KV2, P.Ba Láng, Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ) đã nhân giống thành công giống mít không hạt rất thơm ngon được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền.
Ông Mẫn cho biết thêm, trong 100 cây ông nhân giống thì có 70 cây cho thu trái. Thấy tiềm năng của giống mít không hạt này, ông mạnh dạn đốn bỏ sầu riêng để mở rộng trồng mít. Ban đầu, ông Mẫn chủ động tặng sản phẩm mít không hạt cho lãnh đạo các sở, ngành và nhờ tiếp thị nên mít của ông được biết đến rộng rãi hơn.
Với vườn mít hiện tại đang cho trái, trừ tất cả chi phí, lợi nhuận một năm vài trăm triệu đồng. Mít không hạt được thương lái vào tận vườn mua giá từ 30.000 - 35.000 đồng/kg, có lúc lên đến 40.000 đồng/kg nên lợi nhuận ngày càng tăng.
Từ trồng ổi không hạt đến sản xuất, cung ứng cây giống cho nhà vườn trong vùng, anh Lê Ngọc Khương (34 tuổi, ở huyện Châu Thành, Hậu Giang) có thu nhập trên một tỷ đồng mỗi năm.
Làm ruộng và trồng xoài không đem lại hiệu quả. Nhận thấy ưu điểm của ổi không hạt dễ trồng, cho năng suất cao, giá ổn định, chất lượng trái ngon nên anh Khương lựa chọn để phát triển kinh tế vườn.
Đến nay, anh Khương đã phát triển thành 3 cơ sở sản xuất cây giống ở thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang), Ô Môn (Cần Thơ), Giồng Riềng (Kiên Giang). Mỗi năm, cơ sở cung cấp cho thị trường từ 30.000 – 50.000 cây giống, với mức giá từ 20.000 – 30.000 đồng/cây.
Doanh thu từ kinh doanh cây giống mỗi năm khoảng 1,2 tỷ đồng, trừ chi phí anh còn lãi hơn phân nửa. Chưa kể vườn ổi 1,4 ha mỗi năm cung ứng cho siêu thị lớn ở Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang…khoảng 50 tấn trái, thu nhập trên 350 triệu đồng.
4. Bưởi da xanh không hạt
Với đam mê lai tạo giống để cho ra đời những cây, giống mới, biến những trái cây có hạt thành không hạt cho năng suất cao, “ông trùm cây không hạt” Lê Văn Xê (Bắc Tân Uyên, Bình Dương) mày mò nghiên cứu, chiết ghép thành công bưởi da xanh “có hạt” thành giống bưởi da xanh “không hạt” cho giá trị kinh tế cao gấp đôi vào năm 2003.
“Tôi hiện có 30 ha bưởi không hạt đã cho thu hoạch 6 năm, hơn 2 ha cây giống, 5 ha cây non liên kết với bà con nông dân và hàng nghìn ha thực hiện mô hình trợ giúp giống, kỹ thuật canh tác cho người nông dân khắp nơi trên cả nước. Với mỗi ha cho thu nhập bình quân từ 800 triệu đồng/năm, tổng thu nhập từ 30ha trên, mỗi năm tôi có thể thu về từ 15 tỷ đồng đến 18 tỷ đồng đã trừ chi phí”, lão nông chia sẻ.
Ngoài ưu điểm "miễn" cho người ăn khỏi phải nhằn hạt, na không hạt còn được ưa chuộng vì mùi vị ngọt thanh, thịt trắng dai. Quả na không hạt khá lớn, năng suất cao hơn hẳn so với giống na truyền thống, cá biệt có những trái nặng gần 1kg. Được biết, na không hạt có xuất xứ từ Thái Lan đã và đang du nhập vào nước ta mấy năm gần đây. Na không hạt có chiều cao tối đa 4m, tán rộng trong 2m, lá bản to, dài, xanh đậm hơn so với giống na truyền thống.
So với giống na truyền thống, na không hạt có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Năng suất cho trái nhiều, sinh trưởng tốt và cây phát triển cao. Tỉ lệ hạt của cây na Thái ít hơn tỉ lệ hạt của các giống cây na hiện nay (hạt chỉ chiếm 20-30%).
Giống na này thích hợp trồng tại hầu hết các loại đất ở nước ta. Khi thu hoạch, mỗi trái nặng từ 0,5-1kg.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã