Học tập đạo đức HCM

Để nông dân Việt Nam tiến tới cộng đồng ASEAN - Vì một nền nông nghiệp bền vững

Thứ năm - 17/11/2016 01:51
Hội nhập kinh tế nói chung và hội nhập kinh tế ASEAN nói riêng đã mang lại những lợi ích và cơ hội lớn cho người nông dân và nền nông nghiệp Việt Nam cũng như các nước thành viên ASEAN. Tuy nhiên, hội nhập cũng đặt ra những khó khăn, thách thức ngày càng lớn cho người nông dân Việt Nam.

Làm thế nào để người nông dân Việt Nam hội nhập; Và làm sao nền Nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, tăng sức cạnh tranh phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất đang là câu hỏi được xã hội quan tâm tìm lời giải đáp.

Trong Chương trình ASEAN+ của Đài PTTH Hà Nội, chuyên đề “Làm sao để nông dân Việt thoát nghèo?”, TS. Hạ Thúy Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã có những tư vấn, chia sẻ góp phần để nông dân Việt Nam tiến tới cộng đồng ASEAN - Vì một nền nông nghiệp bền vững. Cùng tham gia chương trình có đại diện Tham tán thương mại phụ trách nông nghiệp - Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam.

Toàn cảnh chương trình ASEAN+, chuyên đề “Làm sao để nông dân Việt thoát nghèo?"

Bà Hạ Thúy Hạnh nhấn mạnh, để người nông dân các nước trong khu vực nói chung, người dân Việt Nam tiến tới cộng đồng ASEAN, nền nông nghiệp Việt Nam cần phát triển bền vững, tăng sức cạnh tranh và phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất.

Nền nông nghiệp bền vững, trước hết là năng suất cây trồng, vật nuôi trên cùng một mảnh đất phải đạt hiệu quả kinh tế, nuôi sống được nhiều người với mức thu nhập được cải thiện mà không làm hủy hoại môi trường của tự nhiên và của cộng đồng. Muốn có nền nông nghiệp bền vững thì những kiến thức khoa học phải được áp dụng hiệu quả vào sản xuất, góp phần sử dung nguồn tài nguyên hợp lý. Cụ thể, người nông dân cần biết đặt đúng giống cây trồng, giống vật nuôi phù hợp với mảnh đất của mình. Ví dụ như với vùng đất nhiễm mặn, việc trồng lúa không hiệu quả thì bà con có thể chuyển sang nuôi tôm, cá nước lợ, nước mặn; Với vùng đất cát phải trồng cây chịu hạn, có bộ rễ ăn sâu hơn là trồng rau màu cần có nhiều phân và nhiều nước; Vùng cát biển đã có nhiều mô hình nuôi tôm trên cát thành công do áp dụng đúng tiến bộ kỹ thuật…

Bà Hạnh cũng chia sẻ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia có chức năng triển khai các mô hình trình diễn về nông nghiệp trên phạm vi cả nước. Bên cạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền, đào tạo tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, cộng tác viên khuyến nông các cấp, đào tạo nghề cho nông dân; Trung tâm còn tư vấn và phát hiện các ý tưởng, sáng kiến của nông dân trên cả nước để nhân rộng… Vừa qua, nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày truyền thống ngành Nông nghiệp và PTNT (14/11/1945 - 14/11/2016), Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức lễ tôn vinh 51 Hợp tác xã, tổ hợp tác tiêu biểu và 17 nông dân có sáng chế, sáng kiến trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2016 nhằm ghi nhận, biểu dương vai trò của hợp tác xã, tổ hợp tác và nông dân trong quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành và xây dựng nông thôn mới. Các sáng chế, sáng kiến của nông dân đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, rất thiết thực và đang được ứng dụng phát huy hiệu quả trong thực tế. Có thể thấy rằng những người nông dân trực tiếp sản xuất, tạo ra tăng trưởng của ngành nông nghiệp là chủ nhân trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.

Phát triển một nền nông nghiệp bền vững là yêu cầu cần thiết và là xu hướng tất yếu đặt ra cho ngành nông nghiệp các nước ASEAN nói chung và ngành nông nghiệp Việt Nam nói riêng. Qua chương trình cho thấy, người nông dân hoàn toàn có thể làm giàu từ nông nghiệp, nhưng họ cần phải đổi mới và sáng tạo trong tư duy sản xuất. Bên cạnh đó, người nông dân cũng rất cần sự hỗ trợ về chính sách của Nhà nước, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học.

Chương trình ASEAN+ được phát vào 09h45phút các ngày thứ 7 và thứ 2 hàng tuần trên kênh 1 của Đài PTTH Hà Nội.

Các khách mời của chương trình chụp ảnh lưu niệm tại trường quay

Tác giả bài viết: Hải Đường

Nguồn tin: www.khuyennongvn.gov.vn

 Tags: hội nhập

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập146
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm136
  • Hôm nay31,670
  • Tháng hiện tại210,237
  • Tổng lượt truy cập90,273,630
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây