Ngày 17/10, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) với sự hỗ trợ của Oxfam đã công bố báo cáo “Ai được hưởng lợi khi giá gạo tăng cao”.
Ví dụ về việc giá lúa gạo tăng cao nhưng người nông dân không được hưởng lợi nhiều là năm 2008: khi giá gạo xuất khẩu tăng từ mức 430 USD/tấn vào đầu năm 2008 lên mức trên 900 USD/tấn vào tháng 5 năm 2008 thì giá gạo nông dân bán chỉ tăng chưa được 100 USD/tấn. Rõ ràng là nông dân được hưởng lợi không nhiều từ việc tăng giá gạo.
Ông Trần Công Thắng- Trưởng bộ môn Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách IPSARD, lợi nhuận đến tận tay người nông dân chỉ dưới 30% do quy mô hộ nông dân thường nhỏ, manh mún, thời điểm thu mua khác nhau cộng với vận chuyển khó khăn, các doanh nghiệp xuất khẩu hiếm khi mua thóc trực tiếp từ nông dân, mà thông qua thương lái.
Giá lúa gạo tăng cao, nhưng người nông dân không được hưởng lợi nhiều |
Báo cáo mới đây của Oxfam và Viện Chính sách và chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) thực hiện cũng cho thấy những chính sách xử lý tình thế trong sản xuất lúa gạo không đem lại lợi ích mong đợi cho nông dân trồng lúa.
Việc xác định và công bố giá lúa định hướng nhằm đảm bảo mang lại lợi nhuận ít nhất 30% cho nông dân trồng lúa không thực sự phát huy tác dụng vì giá thu mua do doanh nghiệp chi trả, trong khi thực tế các doanh nghiệp hiếm khi mua thóc trực tiếp từ nông dân, mà thông qua thương lái.
Do đó, nông dân không được hưởng lợi từ chính sách này. Thêm vào đó, để thúc đẩy trao đổi buôn bán giữa nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu, chính sách thu mua tạm trữ được ban hành, theo đó các doanh nghiệp được cho vay không lãi suất trong thời hạn từ 3 đến 4 tháng để góp phần tăng cầu, tăng giá lúa mua của nông dân.
Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp thường tiến hành mua lúa gạo khi giá xuống mức thấp nhất.
Ngay cả khi giá gạo trên thị trường thế giới lên cao, các chính sách nhằm đảm bảo giá bán cho người tiêu dùng cũng không cho phép nông dân hưởng lợi từ giá lên.
Ví dụ, lệnh cấm xuất khẩu tạm thời với những hợp đồng xuất khẩu mới từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2008 đã khiến cho giá gạo tại thị trường Việt Nam giảm xuống. Mặc dù giá gạo xuất khẩu tăng từ 430USD/tấn vào đầu năm 2008, đến 900USD/tấn vào tháng 5 năm 2008, nhưng do lệnh cấm xuất khẩu, giá bán lúa của nông dân chỉ tăng có 100USD/tấn.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, Hiệp hội Lương thực về danh nghĩa gắn với thị trường nhưng lợi ích kinh tế của họ rất lớn, họ nắm trọn chính sách trong tay nên khi đề xuất đến chính sách họ gắn với lợi ích của họ và cộng đồng doanh nghiệp mà không hướng nhiều tới nông dân.
Theo báo cáo của Oxfam, hiện nay xuất khẩu gạo vẫn tập trung vào một số doanh nghiệp lớn, chủ yếu là của Nhà nước hay doanh nghiệp cổ phần chuyển đổi từ các doanh nghiệp nhà nước. Riêng hai tổng công ty Vinafood 1và Vinafood 2 đã chiếm tới gần 50% lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam. Mặc dù từ đầu năm 2001, Việt Nam cho phép và khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia xuất khẩu nhưng hiện nay tỉ trọng xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp này vẫn còn hạn chế.
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;