Học tập đạo đức HCM

Tổng kết SX vụ hè thu, vụ mùa 2013 ở phía Bắc: Diện tích, năng suất và sản lượng đều giảm

Thứ hai - 14/10/2013 23:03
Thời tiết diễn biến phức tạp, sâu bệnh gây hại nặng hơn các năm trước… là những nguyên nhân khiến lúa hè thu, lúa mùa ở các tỉnh phía Bắc giảm cả về diện tích (giảm 1.900ha), năng suất (giảm trung bình 2,3-3,1 tạ/ha) và sản lượng (ước giảm trên 330.000 tấn).

Khó khăn chồng chất

Tính từ đầu vụ đến trung tuần tháng 9/2013 đã có 5 áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) và 8 cơn bão hoạt động trên biển Đông, trong đó có 4 cơn bão đổ bộ vào các tỉnh miền Bắc và 1 cơn bão ảnh hưởng gián tiếp, gây mưa to và kéo dài ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An. Năm nay mùa mưa ở miền Bắc cũng xuất hiện khá sớm, từ tháng 5 đến nay đã có 14 đợt mưa lớn trên diện rộng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (trung bình mỗi tháng có 3-4 đợt mưa lớn trên diện rộng). Đặc biệt, đợt mưa trên diện rộng từ 2-10/9 và số giờ nắng thấp nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây (trên dưới 20 giờ nắng ở tuần đầu của tháng 9) đã ảnh hưởng đến quá trình phụ phấn và kết hạt của hàng trăm nghìn hecta lúa đang trong giai đoạn trỗ bông. 

Bên cạnh đó, từ đầu năm 2013, giá gạo tiếp tục xuống thấp so với một số năm gần đây, tình hình xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, thị trường lúa gạo cả nước đối mặt với thách thức cạnh tranh về chất lượng và giá thành. Giá các loại vật tư nông nghiệp chủ yếu vẫn ở mức cao, nhân công lao động mùa vụ thiếu hụt, phân bón giả, kém chất lượng còn hoành hành, gây thiệt hại cho nông dân và bức xúc trong dư luận.

Chưa kể tình hình sâu bệnh gây hại cũng diễn biến phức tạp, lệch quy luật. Ngay từ đầu vụ, tất cả các tỉnh phía Bắc đều bị dịch chuột phá hại nặng trên diện rộng, diện tích bị hại toàn vùng lên đến 33.497ha (tăng 1,4 lần so với hè thu, vụ mùa năm 2012). Các loại bệnh có tương quan với bão cũng phát sinh nặng như bệnh bạc lá ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (BTB) đến khu vực Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH); bệnh lem lép hạt, nhện gié ở Thừa Thiên - Huế và Hà Tĩnh. Diện tích toàn vùng bị nhiễm bệnh lên đến 56.651ha (tăng 42% so với năm 2012). Tại Thừa Thiên - Huế, diện tích lúa bị lem lép hạt trên 7.000ha; Nam Định có hàng nghìn hecta lúa bị bệnh bạc lá; Thanh Hóa có khoảng 1.500ha lúa bị bạc lá nặng… Rầy nâu cũng phát sinh và gây hại tại nhiều địa phương, tổng diện tích nhiễm toàn vùng trên 106.90ha (tăng 48% so với năm 2012). Trong đó Thừa Thiên - Huế bị rầy nâu hại trên 10.000ha, Thanh Hóa hơn 2.000ha,…

Ngoài ra, một số tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Yên Bái…, ruộng đồng manh mún, sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, địa hình phân tán nên khó khăn trong công tác quản lý và phòng trừ sâu bệnh lại hay bị sạt lở, cuốn trôi…

Mặt khác, do chuyển đổi một số diện tích gieo cấy lúa kém hiệu quả sang cây màu khác có hiệu quả kinh tế cao hơn và một phần diện tích chuyển đổi sang mục đích phi nông nghiệp nên diện tích trồng lúa giảm. Do sự bất cập của hệ thống tưới tiêu, một số vùng xen kẹp khu công nghiệp, khu đô thị, nhiều vùng ruộng cao, việc đầu tư sản xuất tốn kém mà hiệu quả không cao, thậm chí bị lỗ nên một số nơi, nông dân bỏ ruộng, trả ruộng không gieo cấy.

Năng suất, sản lượng đều giảm

Diện tích lúa hè thu năm 2013 tại các tỉnh phía Bắc đạt 172,5 nghìn hecta, tương đương so với năm 2012. Năng suất trung bình đạt 43,8 tạ/ha, sản lượng đạt 755,6 nghìn tấn. So với vụ hè thu năm 2012, năng suất giảm 3,1 tạ/ha và sản lượng giảm trên 53.000 tấn.

Diện tích lúa mùa toàn miền Bắc gieo cấy đạt 1.197.000ha (giảm khoảng 1.900ha so với cùng vụ năm 2012). Trong đó, vùng ĐBSH giảm khoảng 1.000ha, vùng BTB khoảng 1.900ha, riêng Trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB) tăng khoảng 1.000ha so với cùng vụ năm 2012.

Năng suất trung bình lúa mùa các tỉnh phía Bắc ước đạt 47,3 tạ/ha, giảm 2,3 tạ/ha so với năm 2012. Vùng ĐBSH đạt 51,4 tạ/ha, giảm 4,1 tạ/ha; vùng TDMNPB đạt 43,1 tạ/ha, giảm 0,8 tạ/ha so với năm 2012; vùng BTB đạt 46 tạ/ha, giảm so với năm 2012 là 0,4 tạ/ha.

Sản lượng lúa mùa toàn miền Bắc ước đạt 5,806 triệu tấn, giảm khoảng 280.000 tấn so với năm 2012. Trong đó, vùng ĐBSH giảm khoảng 240.000 tấn, vùng TDMNPB giảm 31.500 tấn và BTB giảm khoảng 15.900 tấn so với năm 2012. Diện tích lúa mùa muộn tiếp tục giảm và duy trì khoảng 6% gieo cấy những giống lúa đặc sản, giống lúa phản ứng nhanh như: Nếp cái hoa vàng, Tám thơm, Bao thai…

Tổng diện tích lúa lai thương phẩm đạt 245.000ha, giảm khoảng 39.000ha so với năm 2012, chiếm khoảng 18% tổng diện tích gieo cấy; trong đó: vùng ĐBSH đạt 66.000ha (chiếm khoảng 11,5%), giảm khoảng 7.000ha so với năm 2012; vùng TDMNPB đạt 112.000ha (chiếm 25%), giảm khoảng 6.000 ha; vùng BTB đạt 73.000ha (chiếm 20%), giảm 20.000ha , trong đó riêng Thanh Hóa giảm khoảng 19.000 ha.

Theo ông Trần Xuân Định, Phó cục trưởng Cục trồng trọt thì: “Nguyên nhân chủ yếu của việc giảm năng suất và sản lượng, diện tích vụ hè thu và vụ mùa là do sâu bệnh diễn biến phức tạp, chuột phá hoại và ảnh hưởng cộng hưởng của các yếu tố thời tiết: mưa bão, thiếu nắng giai đoạn lúa trổ bông phơi màu”.

Sản xuất, tiêu thụ theo phương thức “cánh đồng mẫu lớn” 

Từ thực tế sản xuất vụ hè thu, vụ mùa 2013 ở phía Bắc thấy, công tác chỉ đạo, điều hành cần bám sát thực tiễn sản xuất, dự báo đúng tình hình, chủ động xây dựng sớm kế hoạch sản xuất với các phương án đối phó cụ thể trước diễn biến phức tạp của thời tiết, dịch bệnh, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào cuộc là yếu tố hết sức quan trọng đảm bảo cho công tác tổ chức chỉ đạo sản xuất đạt hiệu quả cao.

Đồng thời, áp dụng các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất, cụ thể đối với vùng BTB, cần tăng cường sử dụng các giống lúa cực ngắn ngày, có năng suất khá, đáp ứng nhu cầu sản xuất, để chủ động đối phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo chắc ăn trên diện tích bị ngập úng sớm. Đối với ĐBSH, TDMNPB, tăng tối đa diện tích trà mùa sớm bằng các giống lúa ngắn ngày, cực ngắn ngày là giải pháp quan trọng chủ yếu nhằm tránh được ảnh hưởng của mưa bão cuối vụ, đồng thời giải phóng đất sớm để chủ động gieo trồng cây vụ đông, đặc biệt là cây vụ đông ưa ấm. Cần xác định cụ thể những vùng thấp, trũng có nguy cơ bị ngập lụt cao, có biện pháp chỉ đạo kiên quyết không gieo cấy những giống lúa dài ngày và gieo cấy càng sớm càng tốt.

Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa các giống lúa ngắn ngày chất lượng cao, đặc biệt các giống chống chịu với bạc lá, rầy nâu, giảm dần diện tích gieo cấy giống Bắc thơm số 7 trong vụ mùa, tiếp tục mở rộng diện tích lúa lai ngắn ngày trong vụ hè thu, vụ mùa sớm, nhất là ở nơi cần đảm bảo an ninh lương thực.

Chăm sóc mạ tốt để có mạ non, khỏe, cấy 1-2 dảnh, mở rộng gieo thẳng ở nơi có điều kiện, bón phân cân đối, bón sớm, tập trung với phương châm bón nặng đầu, nhẹ cuối, tăng sử dụng phân tổng hợp NPK thay thế phân đơn, bổ sung phân vi lượng bón lá, điều tiết nước hợp lý, thường xuyên theo dõi đồng ruộng…, tạo cho ruộng lúa khỏe, tăng sức đề kháng, giảm phát sinh và gây hại của sâu bệnh, giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất lúa. Đầu tư hoàn thiện thủy lợi nội đồng, chủ động các giải pháp và phương tiện máy móc để tiêu úng kịp thời khi mưa lớn gây ra. Tăng cường các dự tính, dự báo sớm tình hình dịch hại để có biện pháp phòng chống kịp thời. Đẩy mạnh tổ chức sản xuất, tiêu thụ theo phương thức “cánh đồng mẫu lớn” (CĐML); làm tốt công tác dồn điền, đổi thửa, tăng cường cơ giới hóa từ khâu làm đất, gieo cấy đến thu hoạch bằng máy, tổ chức tốt dịch vụ công, phát huy vai trò của doanh nghiệp và hợp tác xã, bằng mọi cách phải tăng năng suất và chất lượng, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân.

Ông Phạm Đồng Quảng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết: “Mô hình CĐML là phong trào của cả nước nói chung và của miền Bắc nói riêng, hầu như tất cả các tỉnh đã có quy hoạch vùng cho khu vực sản xuất tập trung quy mô từ vài chục đến hàng trăm hecta trở lên với nhiều cây trồng khác nhau như lúa, ngô, rau đậu các loại. Theo báo cáo, đã có 20 tỉnh, thành phố phía Bắc xây dựng CĐML vụ hè thu, vụ mùa 2013 (tăng 6 tỉnh so với vụ hè thu, vụ mùa 2012) với khoảng 700 mô hình CĐML, diện tích 35.000ha, tăng gấp 3 lần về diện tích và 4 lần về số mô hình. Hà Nội có trên 7.000ha với 171 mô hình, tăng gấp 5 lần số mô hình và 3 lần diện tích với nhiều giống lúa chất lượng như BT7, nàng xuân, RVT, vật tư-NA2". 

Theo đánh giá của Cục Trồng trọt, mô hình CĐML mặc dù còn nhiều vấn đề, song đã xuất hiện nhiều mô hình tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi từ hạt giống đến chỉ đạo kỹ thuật, cung ứng vật tư, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, nhiều tỉnh, thành phố thành lập ban chỉ đạo, ban hành chính sách hỗ trợ (Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nội, Hải Dương…), gắn xây dựng CĐML với dồn điền, đổi thửa, thiết kế lại đồng ruộng và xây dựng nông thôn mới.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh nhấn mạnh: “Vụ hè thu, vụ mùa 2013 ở các tỉnh phía Bắc gặp nhiều khó khăn, thách thức do diễn biến thời tiết phức tạp, khó lường. Vì thế, ở các địa phương cần rút kinh nghiệm, phải sâu sát đồng ruộng và đặc biệt là tuân thủ chỉ đạo của Bộ để giảm thiểu rủi ro cho nông dân”.
 

 

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh chỉ đạo, trong vụ đông xuân 2013-2014, cần tiếp tục tập trung thực hiện tốt lịch thời vụ, cơ cấu giống, phát huy mô hình CĐML để từng bước xây dựng thương hiệu lúa gạo nhằm đưa hạt gạo Việt Nam vững bước vào thị trường tiềm năng lớn. 

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn, vụ đông xuân 2013-2014 có thể là vụ đông xuân ấm, tạo thuận lợi cho cây trồng vụ đông phát triển tốt, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch các tỉnh, thành phía Bắc đề ra.

 

Hoàng Kim
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập263
  • Hôm nay30,130
  • Tháng hiện tại260,834
  • Tổng lượt truy cập92,638,498
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây