Học tập đạo đức HCM

Khuyến cáo phòng ngừa bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) cho tôm nuôi

Chủ nhật - 13/10/2013 21:24
Theo kết quả nghiên cứu mới nhất về bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) của Trường Đại học Arizona (Mỹ) công bố, tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm nuôi nước lợ được xác định do 1 dòng đặc biệt của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus tồn tại trong dạ dày của tôm sinh ra độc tố cực mạnh. Mầm bệnh AHPND trong tôm không gây ngộ độc thực phẩm cho người và bị bất hoạt bởi sự đông lạnh và rã đông

Theo kết luận tại Hội nghị bàn giải pháp phát triển bền vững nuôi tôm nước lợ tại Sóc Trăng vào ngày 12-6-2013, do Tổng cục Thủy sản tổ chức, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính xuất hiện trên tôm nuôi ngay từ giai đoạn tôm giống. Một số yếu tố môi trường ao nuôi bất lợi như nhiệt độ, độ mặn, độ pH tăng cao và hàm lượng ôxy hòa tan thấp làm cho bệnh AHPND trở nên trầm trọng hơn.

Nhằm kịp thời ngăn chặn và hạn chế thấp nhất bệnh hoại tử gan tụy cấp tính xảy ra trên tôm biển nuôi trong thời gian tới, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản khuyến cáo một số nội dung sau:

- Kéo dài thời gian giữa 2 vụ liền kề hoặc chuyển sang nuôi các đối tượng khác, như nuôi luân canh hoặc đa canh kết hợp với nuôi cá rô phi để cắt đứt vòng đời của tác nhân gây bệnh và cải thiện môi trường nước ao nuôi (mật độ thả cá 30 con/m2, vèo trong ao chiếm khoảng 5% diện tích ao nuôi và thu hoạch lúc cá cỡ 300g/con).

- Chuẩn bị tốt môi trường ao nuôi thật kỹ như: sên vét bùn đáy ao triệt để, tiến hành rửa và ngâm đáy ao 2-3 lần bằng vôi đá (CaO), liều lượng 30kg/1.000m2, sử dụng thêm vôi sống (CaO) rải đều khắp nền đáy và bờ ao liều lượng 20-25kg/1.000m2. Sau đó tiếp tục phơi ao từ 5 đến 7 ngày, phơi khô đáy ao, cày xới nhằm kiểm soát chất hữu cơ và các tác nhân gây bệnh.

- Cần có ao lắng, xử lý nước riêng biệt, tiệt trùng nguồn nước đầu vào trong ao lắng hoặc ao nuôi trước khi thả tôm bằng hóa chất Chlorine liều lượng 30ppm (30kg/1.000m3). Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật diệt giáp xác, tuy không có vai trò là tác nhân trực tiếp nhưng đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của dịch bệnh.

- Người dân nên chọn mua tôm giống sạch bệnh, được kiểm dịch của cơ quan chức năng; ngoài kiểm tra các tác nhân gây bệnh đốm trắng (WSSV), đầu vàng (YHV), MBV, bệnh Taura (TSV), bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô dưới vỏ (IHHNV) cần phải kiểm tra thêm bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND). Tuyệt đối không mua con giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch để thả nuôi.

- Hạn chế thả tôm Postlarva có kích cỡ nhỏ hơn12mm vào ao nuôi, nên áp dụng biện pháp ương tôm giống trong diện tích nhỏ (vèo hoặc ao nhỏ) trong thời gian ngắn (10-15 ngày) trước khi thả ra ao nuôi. Thả tôm với mật độ hợp lý, không thả quá dày (tôm chân trắng thả từ 40-50 con/m2; tôm sú thả từ 20-25 con/m2).

- Thức ăn phải đảm bảo đủ chất lượng cũng như số lượng khi cho tôm ăn, không nên cho ăn thừa. Không nên sử dụng thức ăn hết hạn sử dụng hoặc bị mốc để cho tôm ăn. Trong khẩu phần ăn của tôm cần bổ sung thêm vitamin C, khoáng chất… để tăng sức đề kháng cho tôm.

- Luôn đảm bảo ôxy hòa tan trong các tầng nước ao (cần duy trì hàm lượng ôxy hòa tan trên 4ppm); duy trì độ mặn và nhiệt độ nước trong ngưỡng thích hợp; các tháng có nhiệt độ cao duy trì nước ao nuôi tôm từ 1,2m trở lên; chú ý cân bằng hàm lượng khoáng trong ao nuôi nhất là trong điều kiện độ mặn thấp. Nên định kỳ diệt khuẩn trong ao nuôi tôm.

- Chú ý sử dụng chế phẩm vi sinh, cần sử dụng đúng cách, chọn sản phẩm có uy tín và chất lượng; sản phẩm nằm trong danh mục được phép lưu hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; khuyến khích sử dụng các chế phẩm nâng cao sức đề kháng của tôm, hạn chế thấp nhất việc sử dụng kháng sinh.

- Quản lý chặt chẽ các yếu tố môi trường nước trong ao nuôi như: pH (kiểm tra 2 lần/ngày, vào lúc 6 giờ và 14 giờ); độ kiềm (định kỳ 7-10 ngày/lần); NH3, H2S, ôxy hòa tan, mật độ tảo (định kỳ 3 ngày/lần) cần điều chỉnh trong ngưỡng thích hợp nhất, đặc biệt là mật độ tảo (màu nước) cần giữ ổn định trong suốt thời gian nuôi.

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi tôm do bệnh hoại tử gan tụy cấp tính xảy ra, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản đề nghị UBND các xã nuôi tôm biển thông tin đến các tổ chức, hộ nuôi tôm biển biết và vận dụng tốt các nội dung khuyến cáo này.

 

Theo Báo Đồng Khởi

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập212
  • Hôm nay43,024
  • Tháng hiện tại818,302
  • Tổng lượt truy cập91,992,031
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây