Học tập đạo đức HCM

Hành trình... kiếm mật vàng thu vàng của đồng bào Mông Tây Bắc

Thứ hai - 30/07/2018 03:49
Tây Bắc từ lâu đã nổi tiếng với thiên nhiên trù phú, khí hậu mát mẻ quanh năm, những cánh rừng già hùng vĩ cùng với nhiều loại hoa thơm đua nhau khoe sắc. Vào tháng 6 – 10 dương lịch hàng năm, đồng bào Mông vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu lại rủ nhau lên rừng săn mật ong. Nghề săn mật ong rừng tuy không phải nghề chính nhưng đã đem lại nguồn thu nhập khá cho nhiều gia đình nơi đây.

Gian nan hành trình... kiếm mật

Mùa hè đến, khi tiếng ve kêu râm ran cả cánh rừng hùng vĩ, tiếng vi vo của những con ong mật đang ngày đêm miệt mài xây tổ, cũng là lúc đồng bào dân tộc Mông sinh sống ở bản Tá Bạ 1(xã Tá Bạ, Mường Tè, Lai Châu) gần biên giơi  lại háo hức mang gùi, gói cơm nắm vào rừng tìm kiếm tổ ong lấy mật. Họ đi từng nhóm từ 2 đến 3 người, có khi ở đến cả tuần, cả tháng giữa rừng xanh mênh mông để tìm mật - một món quà được rừng xanh ban tặng và đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân nơi đây.

 hanh trinh... kiem mat vang thu vang cua dong bao mong tay bac hinh anh 1

Anh Vàng A Khua (bên phải) cùng thành viên trong nhóm  kiểm tra chất lượng mật ong vừa lấy từ trên ngọn cây cao xuống. Ảnh: H.H

Hiện nay, mỗi lít mật ong rừng tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu được các tư thương mua với giá từ 500.000 – 600.000 đồng/lít. Từ đầu mùa đến nay, nhóm săn mật ong của anh Khua đã thu hoạch được gần 90 lít mật ong rừng để bán cho các khách hàng ở ngoài huyện.

Nghề lấy mật ong rừng diễn ra từ tháng 6 - 10 dương lịch hàng năm. Tuy nhiên, để có thể săn được mật ong rừng đòi hỏi những người tham gia phải có sức khỏe tốt, có lòng gan dạ, trèo cây giỏi, có tinh thần đoàn kết trong nhóm. Hành trình thu được những lít mật ong rừng nguyên chất từ rừng già, nhóm thợ phải trải qua rất nhiều công đoạn vất vả, nguy hiểm như tìm ong, lấy tổ ong, vắt mật...

Vàng A Khua, bản Tá Bạ 1, cho biết: “Để tìm được nơi ong làm tổ, chúng tôi thường đi theo các con suối ở trong rừng để quan sát đàn ong xuống lấy nước. Sau khi lấy nước nhìn theo hướng ong bay để tìm tổ của chúng. Những con ong già thường rất khôn ngoan, chúng bay vòng vèo để đánh lạc hướng, còn những con ong non sẽ bay thẳng về tổ nên sẽ dễ tìm hơn. Khi phát hiện tổ ong, chúng tôi sẽ nhìn vào cách ong bám vào tổ để biết thời gian lấy mật sao cho không để mật quá già hoặc quá non”.

Dụng cụ mà Khua mang theo rất đơn giản gồm: Xô nhựa, một vài túi nylon, dao và bật lửa. Khi lấy được mật tùy vào thời gian của từng chuyến đi mà mật sẽ được vắt luôn tại rừng hay mang về nhà. Từng lít mật ong "trường sinh" sánh mịn, thơm phức sau khi qua giai đoạn chế biến làm sạch sẽ được đóng vào chai thủy tinh để mang ra chợ huyện bán.

Trong hành trình săn mật ong rừng, chúng tôi được Vàng A Khua  kể về những vất vả và hiểm nguy luôn rình rập vây quanh, chỉ cần một chút sơ ý, 1 chút chủ quan, thiếu cẩn thận là có thể trả giá đắt bằng cả tính mạng. Đã có không ít nhóm thợ săn mật ong rừng do trong quá trình leo trèo khai thác mật, bị ong đốt rơi từ những ngọn cây cao xuống vực thẳm tử vong, có trường hợp rơi xuống bị gãy tay, chân, nặng hơn là bị bại liệt cả đời.

Khua chia sẻ: “Bất cứ ai bước chân vào nghề săn mật ong đều phải có bản lĩnh gan dạ. Nếu gặp trường hợp bị tổ ong dữ đốt cũng phải hết sức bình tĩnh chịu đựng đau đớn để xử lý chứ nhất định không được buông tay từ bỏ. Nhiều lần tôi gặp tổ ong dữ bị đốt sưng mặt, sưng tay, đau ê ẩm hết người, phải đến gần tuần mới khỏi. Nhưng vì miếng cơm manh áo của gia đình và lo cho các con ăn học nên tôi phải dẫn thân vào nghề săn mật ong rừng này kiếm nguồn thu nhập trang trải cuộc sống”.

Yêu rừng như... “máu thịt”

Nghề lấy mật ong rừng tuy vất vả và nguy hiểm nhưng đem lại thu nhập khá cao cho đồng bào dân tộc Mông vùng biên giới.  Bởi lẽ, mật ong rừng nguyên chất có rất nhiều lợi ích, giúp làm tăng sức dẻo dai cho cơ thể và chữa được các bệnh về đường hô hấp, ho, dạ dày, đau mắt, viêm họng, làm mỹ phẩm... Ngoài ra, sáp ong còn có tác dụng làm dầu thắp sáng, bôi lên nỏ, ná cho bóng đẹp và bền, có khả năng sát khuẩn, làm liền vết sẹo nhanh chóng. Vì vậy mà mật ong rừng luôn được nhiều khách hàng săn đón mọi lúc mọi nơi và nhiều người ví như thần dược đặc trị hữu hiệu.

 hanh trinh... kiem mat vang thu vang cua dong bao mong tay bac hinh anh 2

Mỗi lần lấy mật xong, bà con dân tộc Mông đều giữ nguyên các tầng sáp để giúp đàn ong tái tạo đàn và sinh sôi nảy nở nhanh hơn. Ảnh: H.H

“Nghề săn mật ong là nghề thời vụ nhưng khai thác mật ong đem lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân chúng tôi. Vì thế trong quá trình lấy mật, chúng tôi luôn  dùng khói để đuổi ong bay đi, hạn chế để ong chết. Nếu lấy mật ong vào ban đêm thì ong không biết đường bay sẽ bị lửa đốt chết rất nhiều, nên hầu như chúng tôi toàn lấy mật vào ban ngày. Mỗi lần lấy mật xong, tôi đều giữ nguyên các tầng sáp để giúp đàn ong tái tạo đàn nhanh hơn”. - Khua khẳng định.

Hiện nay, mỗi lít mật ong rừng tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu được các tư thương mua với giá từ 500.000 – 600.000 đồng/lít. Từ đầu mùa đến nay, nhóm săn mật ong của anh Khua đã thu hoạch được gần 90 lít mật ong rừng để bán cho các khách hàng ở ngoài huyện. Mỗi mùa lấy mật, anh Khua và các thành viên khác trong nhóm lại có được thu nhập khoảng 25 triệu đồng. Đây là một số tiền không nhỏ đối với một gia đình sinh sống ở khu vực miền núi giáp biên giới còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Khoản thu nhập này cũng giúp người dân nơi đây giải quyết một phần chi tiêu trong cuộc sống và cho con cái học hành. Vừa là cách mưu sinh, nghề lấy mật ong rừng vừa là nghề giúp người dân gắn bó và có ý thức hơn trong việc bảo vệ, tái tạo hệ sinh thái rừng. Những người đi lấy mật như những kiểm lâm thường trực, vừa tuần tra rừng vừa kiếm hái những giọt mật ong quý hiếm ngọt ngào cho đời.

“Tôi sinh ra và lớn lên từ rừng núi nên tôi hiểu rất rõ về tầm quan trọng của rừng đối với dân bản. Tôi coi rừng như máu thịt, như là người anh em trong gia đình của chính mình vậy. Tôi chỉ mong sao bầy ong mật sinh sôi nảy nở ngày càng nhiều hơn, giúp bà con chúng tôi có nguồn thu nhập ổn định lo được cái ăn, cái mặc cho gia đình. Tuy khai thác mật ong nhưng không bao giờ lạm sát ong non hay tận diệt chúng. Nếu như chúng tôi khai thác một cách vô tội vạ, chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường sống, loài ong sẽ bỏ đi” – anh Khua cho biết.

Theo Hà Hoàng (danviet.vn)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập203
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại203,972
  • Tổng lượt truy cập92,581,636
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây