Học tập đạo đức HCM

Sử dụng thuốc phòng trừ sâu “handmade”: An toàn, tiết kiệm, hiệu quả

Thứ bảy - 28/07/2018 20:11
“Không có chương trình NTM, không được đi tập huấn, tham quan thì nông dân không thể nhận thức được giá trị của sản xuất an toàn cho gia đình mình, làng xóm và khách hàng của mình” - chị Dương Thị Thư - Chi hội trưởng Phụ nữ thôn Hà Thanh, xã Tượng Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đúc kết.

Sử dụng thuốc phòng trừ sâu “handmade”: An toàn, tiết kiệm, hiệu quả!Lãnh đạo Hội làm vườn tỉnh cùng một số đơn vị thu mua sản phẩm nông nghiệp trao đổi về ứng dụng quy trình sản xuất hữu cơ tại vườn mẫu của chị Dương Thị Thư

Năm 2010, khi xã Tượng Sơn triển khai phát triển kinh tế vườn, chị Thư, với vai trò là Chi hội trưởng Phụ nữ thôn Hà Thanh là hộ đi đầu trong xã. Cũng từ đó, chị dần chuyển từ trồng rau quy mô nhỏ sang sản xuất hàng hóa

Năm 2013, gia đình chị bắt tay xây dựng vườn mẫu theo các tiêu chí của chương trình NTM với sự đầu tư bài bản từ quy hoạch khu vực sản xuất đến ứng dụng các tiến bộ khoa học trong phát triển kinh tế vườn. Tiếp cận các chương trình, dự án, định hướng xây dựng vườn mẫu, chị Thư có cơ hội tìm hiểu và ứng dụng quy trình nông nghiệp hữu cơ.

Sử dụng thuốc phòng trừ sâu “handmade”: An toàn, tiết kiệm, hiệu quả!Chị Thư sử dụng đèn nhử để bắt sâu và bướm gây hại cây trồng

Chị Thư bắt đầu dừng sử dụng các loại thuốc hóa học và thay thế bằng dòng thuốc sinh học thân thiện với môi trường. Chị chia sẻ: “Khi được tuyên truyền và tiếp cận các kênh thông tin, biết về tác hại của thuốc hóa học, nhất là lạm dụng đạm, sử dụng thuốc kích thích đối với cây trồng, tôi hiểu được rằng, bản thân, gia đình mình và cộng đồng thôn xóm đang phải trả giá đắt cho quá trình sản xuất không an toàn. Từ nhận thức đến trăn trở, tôi đã quyết tâm áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ và từng bước tuyên truyền, lan tỏa cách làm tới các hộ sản xuất trong thôn”.

Năm 2017, chị Thư là hộ làm vườn duy nhất của xã Tượng Sơn được cử tham gia lớp đào tạo kéo dài 1 tháng về quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Lớp học này bên cạnh trang bị quy trình chuẩn trong sản xuất an toàn, còn truyền đạt nhiều phương pháp tự chế biến các dung dịch hữu cơ để sử dụng phòng trừ sâu bệnh cho vườn rau.

Sử dụng thuốc phòng trừ sâu “handmade”: An toàn, tiết kiệm, hiệu quả!Theo Chi hội trưởng phụ nữ thôn Hà Thanh, phòng trừ sâu bệnh bằng các dung dịch hữu cơ tự chế, dù thời gian, công sức tăng gấp đôi nhưng thân thiện, an toàn

“Sau đợt thực hành này, tôi đã thành thục kỹ thuật chế biến các loại thuốc phòng sâu bệnh (tỏi, ớt, gừng, đu đủ, rau muống ngâm với rượu) và chuyển sang sử dụng các loại thuốc tự chế để phòng trừ sâu bệnh. Dù thời gian, công sức phải tăng gấp đôi, nhưng hiệu quả mang lại bền vững hơn” - chị Thư kể.

Gần 2 năm sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh “handmade”, theo chị Thư, hiệu quả khá rõ nét vì phần lớn sâu bệnh đều bị tiêu diệt với các loại thuốc dân gian này. Cùng với sử dụng phân bón hữu cơ ủ theo quy trình, đất đai giữ được độ phì nhiêu, vườn cây tươi tốt hơn và sâu bệnh cũng ít phát sinh hơn trước.

Sử dụng thuốc phòng trừ sâu “handmade”: An toàn, tiết kiệm, hiệu quả!Chị Thư cho biết, sử dụng phân bón hữu cơ cũng là một giải pháp hạn chế sự phát sinh của sâu bệnh

Tin tưởng vào sản phẩm sạch của gia đình, khách hàng từ trong xã đến tận thành phố thường liên hệ đặt hàng nên gia đình chị không lo tìm thị trường tiêu thụ. “Mỗi lần phun thuốc, mình cũng cứ thoải mái hít thở không khí trong lành. Cả vườn rau bao bọc ngôi nhà nhưng cũng chẳng phải lo ô nhiễm. Sản phẩm làm ra mang đi bán thấy yên tâm, thanh thản vì lợi ích sức khỏe của khách hàng được đảm bảo” - chị Thư chia sẻ

Sử dụng thuốc phòng trừ sâu “handmade”: An toàn, tiết kiệm, hiệu quả!Vườn rau của chị Thư là vườn mẫu để tuyên truyền, vận động các gia đình trong xã Tượng Sơn áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ

Vừa thực hành, chị Thư vừa bắt tay vào quá trình tuyên truyền, vận động chị em trong chi hội với mong muốn thôn chuyên làm rau Hà Thanh chuyển đổi sang quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Phần lớn cuộc họp thôn, họp chi hội, chị Thư đều tranh thủ giới thiệu, tuyên truyền và lấy mô hình thực tế của vườn nhà với quy trình hữu cơ và thu nhập gần 200 triệu đồng/năm làm dẫn chứng thuyết phục các hộ dân. Gắn với chương trình “5 không, 3 sạch” của Hội Phụ nữ và phát triển vườn mẫu của địa phương, chị Thư đã đến từng nhà để tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ các hộ áp dụng các bước theo quy trình sản xuất hữu cơ.

Với nỗ lực, sự kiên trì của người có thâm niên 20 năm làm chi hội trưởng phụ nữ, mô hình sản xuất rau - củ - quả theo quy trình hữu cơ dần được ứng dụng vào thực tế sản xuất ở thôn Hà Thanh. Thời gian đầu là các chị trong BCH chi hội, cán bộ thôn triển khai, tiếp đó là các hội viên nòng cốt và đến nay, 50% hộ làm rau trong thôn đã lựa chọn hướng sản xuất an toàn này.

Theo Mai Thủy/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập310
  • Hôm nay38,522
  • Tháng hiện tại773,860
  • Tổng lượt truy cập88,128,930
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây