Trước hàng trăm đại biểu là lãnh đạo bộ, ngành, địa phương, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp Việt và nước ngoài, người đứng đầu Chính phủ ghi nhận thay đổi đáng kể của nông nghiệp Việt Nam như từ nước đói ăn trở thành nước xuất khẩu gạo; thiếu sữa đến xuất khẩu sữa...
Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, các doanh nghiệp, người kinh doanh còn nợ người nông dân, đất nước câu trả lời về thương hiệu cho nông lâm thủy sản của Việt Nam.
Người đứng đầu Chính phủ chỉ rõ thực tế nhưng bất cập lớn trong thu hút đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam là: rất khiêm tốn, chuyển dịch khá chậm chạp. Tổng số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiện chiếm 8% các loại hình doanh nghiệp đầu tư, trong đó ngành nông lâm thủy sản chiếm chưa đến 1%.
Các tỉnh, bộ ngành phải đặc biệt quan tâm, doanh nghiệp quy mô nhỏ, siêu nhỏ. Cả nước chỉ có 50 -70 DN nông nghiệp lớn đủ sức cạnh tranh với quốc tế, còn 90% là nhỏ lẻ và vừa.
Trong khi đó, số lượng lao động nông nghiệp còn khá cao, chiếm 48% tổng số lao động cả nước, tỷ lệ này ở Nhật và Mỹ chỉ 27%. Thủ tướng cho rằng: Nông nghiệp giá trị thấp lại có mật độ dân cư tập trung cao khiến năng suất thấp. Thời gian tới, cần đưa máy móc và kỹ thuật vào để tăng hiệu quả, hiện đại hóa nông nghiệp ngành nghề.
Dẫn con số chỉ có 5% số DN nông lâm hải sản được cấp tiêu chuẩn Vietgap, Thủ tướng khá lo ngại. Ông chỉ ra một điều tra cho thấy, người Việt ăn thiếu rau quả trong bữa ăn, trong khi đó điều kiện tự nhiên hiện nay là chúng ta có đa dạng rau củ quả và chất xơ cho bữa ăn.
"Chúng ta luôn hướng ra ngoài để xuất khẩu nhưng chúng ta lại quên là chúng ta có gần 100 triệu dân trong nước", Thủ tướng nói.
Người đứng đầu Chính phủ nói rõ thực trạng của thị trường nông sản Việt: "Mấy năm trở lại đây Việt Nam đã xuất hiện tình trạng dư thừa. Nền nông nghiệp Việt Nam là nông nghiệp nhiệt đới đối diện và bổ sung với nhiều nền nông nghiệp ôn đới. Tại Trung Quốc họ nói trái cây của Việt Nam chất lượng thơm ngon hơn trái cây của Thái Lan; nhiều loại hoa quả ngọt, thơm hơn nhưng họ không mua được?"
"Tôi ăn thử xoài của Sơn La, ngon không kém xoài của Nhật Bản đâu. Chúng ta có thổ nhưỡng và khí hậu cũng như nhiều loại cây trái rất ngon", Thủ tướng nói.
Thủ tướng hỏi: Tại sao chất lượng của chúng ta không đi liền với thương hiệu, đây là lỗi của tổ chức thị trường, chúng ta phải làm lại và làm thật chặt vấn đề này?
Người đứng đầu Chính phủ thể hiện rõ quan điểm: Phải lên mạnh mẽ các tổ chức, cá nhân đã và đang cố tình làm bẩn, bơm hóa chất vào thực phẩm, nông sản để tiêu thụ, bán trong nước, đầu độc thị trường và người tiêu dùng Việt.
Trước xu hướng thế giới đi lên Cách mạng 4.0, Thủ tướng cho rằng nông nghiệp Việt Nam cũng phải đi vào xu hướng ấy và Chính phủ luôn đồng hành cùng nhà nông và cộng đồng doanh nghiệp.
"Tại hội nghị này, Tôi đặt hàng10 năm tới, nông nghiệp Việt Nam phải đứng trong top 15 nước có ngành nông nghiệp phát triển nhất thế giới, trong đó chế biến nông sản là top 10 thế giới. Nông nghiệp Việt Nam phải là trung tâm chế biến và logistic của nông sản và thương mại nông nghiệp toàn cầu", Thủ tướng đặt mục tiêu cho ngành nông nghiệp nước nhà.
Theo Nguyễn Tuyền (dantri.com.vn)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;