Học tập đạo đức HCM

Hoàn thiện quy trình trừ nhện gié hại lúa

Thứ ba - 25/09/2012 03:31
Quy trình quản lý tổng hợp (IPM) nhện gié là kết quả nghiên cứu của đề tài độc lập cấp Nhà nước do Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội thực hiện với sự tham gia của Cty CP BVTV An Giang đã có những hiệu quả bước đầu.

 

Quy trình IPM nhện gié hiệu quả rõ rệt

Theo GS-TS Nguyễn Văn Đĩnh, Chủ nhiệm đề tài, mô hình IPM nhện gié được thực hiện tại cánh đồng 5 ha của HTX Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) cho kết quả đáng khích lệ. Đề tài đang hoàn thiện quy trình để phổ biến trong cả nước nhằm giúp nông dân chủ động trong điều tra phát hiện và phòng trừ đối tượng dịch hại này.

“Để đạt được kết quả này, bên cạnh các cán bộ của trường, các địa phương thì các cán bộ FF (farmer’s friend - Bạn của nhà nông) thuộc chương trình "Cùng nông dân ra đồng" của Cty CP BVTV An Giang đã tham gia tích cực vào công tác nghiên cứu khoa học và góp phần đáng kể vào việc hoàn thiện quy trình này”, GS Đĩnh cho biết. 

Nhện gié là loài dịch hại nguy hiểm ở các vùng trồng lúa châu Á, trong đó có VN. Thiệt hại do nhện gié gây ra là giảm năng suất, chất lượng lúa từ 5-20%, cá biệt một số nơi bị hại nặng lên đến 60-90%. Ở nước ta, nhện gié là loài gây hại phổ biến ở ĐBSCL. Từ năm 2007 trở lại đây, mức độ gây hại của nhện gié ngày một tăng. Theo thống kê của Cục BVTV, năm 2010, diện tích lúa bị nhiễm nhện gié là 64.500 ha, trong đó hơn 10.000 ha phải tiến hành phun thuốc phòng trừ.

Về quy luật phát sinh gây hại, loài này thường gây hại nặng khi thời tiết nóng (27-30 độ C) và ít mưa. Ở miền Bắc chúng gây hại nhẹ trong vụ xuân và hại nặng trong vụ mùa. Ở miền Trung và miền Nam thì nhện gié thường gây hại nặng trên vụ hè thu.

Để quản lý tổng hợp dịch hại của nhện gié, đề tài độc lập cấp

Nhện gié có sức tăng quần thể rất cao, ở 30 độ C và ẩm độ 97%, chúng có vòng đời rất ngắn (hơn 6 ngày), hệ số nhân trong 1 thế hệ cao (59,96 lần), tỷ lệ tăng tự nhiên rất cao và thời gian nhân đôi quần thể ngắn. Nhện gié tập trung gây hại chủ yếu trong bẹ lá, gân lá lúa. Khi lúa trổ bông, chúng chuyển lên phá hoại trên gié lúa (hoa lúa và hạt non) làm cho hạt bị lép hoặc lửng.

Nhà nước “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp nhện gié hại lúa ở VN” được thực hiện từ năm 2010. Bên cạnh việc thực hiện các mô hình, các cán bộ Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội cùng với FF tiến hành thực hiện điểm trình diễn cùng với bà con nông dân tại các địa bàn trên cả nước với phương châm "3 cùng" (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) hướng dẫn bà con từ làm đất cấy lúa đến thu hoạch mang lại hiệu quả cao nhất.

Ngoài ra, các FF còn phối hợp với cán bộ thực hiện đề tài và Trung tâm BVTV phía Bắc điều tra, phát hiện nhện gié. Nắm bắt tình hình các côn trùng thiên địch và mật độ nhện gié để có các biện pháp quản lý hữu hiệu, tránh phun thuốc tràn lan...

Từ những biện pháp tổng hợp, quy trình IPM nhện gié đã có kết quả rõ rệt: Nông dân đã biết và chủ động điều tra phát hiện nhện gié; giảm chi phí thuốc trừ nhện gié, thóc giống, công lao động; nâng cao hiệu quả kinh tế so với đối chứng lên trung bình 15-20%, có nhiều nơi trên 50%...

Văn Nguyễn
 Theo nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập171
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm166
  • Hôm nay23,496
  • Tháng hiện tại830,527
  • Tổng lượt truy cập88,185,597
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây