Học tập đạo đức HCM

Hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng các loại rau cải bổ cứu vụ Đông năm 2013

Thứ năm - 31/10/2013 22:06
Để giúp bà con nông dân sản xuất có hiệu quả nguồn giống rau hỗ trợ khắc phục bão lụt từ nguồn dự trữ quốc gia, chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật sản xuất các loại rau cải, cụ thể như sau:

1. Các giống sử dụng:
 
 

 


Hình ảnh các giống rau  được hỗ trợ từ nguồn dự trữ Quốc gia
 
- Giống cải củ Trung Quốc số 13: Là giống nhập nội từ Trung Quốc. Có đặc điểm: phiến lá to, dài hơi, phân thuỳ rõ, mép lá sóng; màu lá xanh đậm, bẹ lá ngắn; dạng củ to, tròn, dài, chiều dài củ trung bình 18 – 25 cm, đường kính củ  5 – 6 cm, nặng trung bình 140 – 150 g/củ. Thời gian từ khi trồng đến thu hoạch củ 45 – 50 ngày.
- Giống cải bẹ mào gà GRQ9: Là giống sinh trưởng tốt, bẹ lá to, mép lá xoăn, thích hợp nhiệt độ 15 – 220C
- Giống cải ngọt Quảng Phủ: Là giống nhập nội từ Trung Quốc. Đặc điểm: cây cao 30 – 35 cm, sinh trưởng nhanh, cuống lá màu xanh nhạt, dạng cây gọn cso thể trồng dày, khả năng thích ứng tốt, nhiệt độ phù hợp 16 – 300C; phẩm chất ngon, ăn ngọt, ít nước. Là giống ngắn ngày từ gieo đến thu hoạch 35 – 45 ngày.
Giống cải xanh lùn Thanh Giang:  Là giống sinh trưởng khoẻ, sau gieo 25 - 30 ngày thu hoạch. Bẹ lá to,dày, màu xanh nhạt. Phiến lá tròn. Dáng cây đẹp, ăn ngọt, chậm ra ngồng. Khả năng thích ứng rộng, gieo trồng được quanh năm.
- Giống cải bẹ Đại Bình Phổ Trung Quốc:  Là giống nhập khẩu, sinh trưởng khoẻ, dài ngày. Bẹ to, dày và giòn,rất thích hợp muối dưa. Sau trồng 50 ngày thì thu hoạch  Lá non cuộn thành bắp ở giữa, trung bình 2 - 2,5 kg/cây.
- Cải xanh mỡ: Sinh trưởng mạnh, phát triển đồng đều Cây lớn, đẹp, lá màu xanh mướt, dày, bẹ đẹp. Thời vụ gieo trồng: quanh năm. Thời gian bắt đầu thu hoạch: 30-35 ngày sau gieo
- Cải củ Hà Nôi: thuộc nhóm củ ngắn ngày, dạng lá thuôn dài, lá màu xanh nhạt, cuống lá dài, phiên lá có xẻ thùy, đường kính củ  4 -5 cm, nặng trung bình 110 – 125 g/củ. Thời gian từ khi trồng đến thu hoạch củ 50 – 60 ngày.
2. Kỹ thuật gieo trồng:
a. Thời vụ: Tranh thủ thời tiết nắng ráo đất đủ ẩm để tiến hành gieo trồng, kết thúc trong tháng 11.
b. Làm đất, gieo hạt:
          Đất được cày bừa kỹ, làm nhỏ, nhặt sạch cỏ dại. Lên luống rộng từ 1 – 1,5 m, cao 20 – 30 cm.
           Có thể gieo hạt thông qua giai đoạn vườn ươm hoặc gieo trực tiếp     
Lượng hạt giống gieo tính cho 1 sào (500 m2)
 - Giống cải củ Trung Quốc số 13, Cải củ Hà Nội: Gieo vãi 0,4 – 0,6 kg/sào.
 -  Giống cải ngọt Quảng Phủ: Gieo trực tiếp: 250 g/sào
 -  Giống cải bẹ mào gà: Gieo qua vườn ươm 17 – 20 g/sào; Gieo vãi  80 -100 g/sào.
 - Giống cải lùn Thanh giang: 0.3 – 0.4 kg/sào
 - Giống Cải bẹ Đại Bình Phổ: 18 – 20 g/sào
            - Giống Cải bẹ xanh mỡ: 100 -150 g/sào.
c. Bón phân:
Loại phân Tổng số (kg/sào) Bón lót (kg/sào) Bón thúc
Đợt 1 Đợt 2
Phân chuồng ủ hoai mục 500 – 700 500 – 700 0 0
Đạm Ure 8 - 10 0 4 – 5 4 – 5
Lân 8 - 10 8 - 10 0 0
Kali 7 3 4 0
 (Chú ý: Nếu thiếu phân chuồng thì bổ sung, thay thế bằng phân hữu cơ vi sinh).
Lượng bón cho 1 sào: 500 – 700 kg phân chuông ủ hoia mục + 8 – 10 kg Đạm Ure + 8 – 10 kg lân + 7 kg Kali. Trong đó:
            * Bón lót:  Toàn bộ phân chuồng + Toàn bộ lân + 3 kg Kali
* Bón thúc:   
                    Lần 1: Khi cây đạt 4 - 5 lá thật, riêng cải củ số 13 bón khi cây được 2 – 3 lá thật.
                   Lần 2: Sau bón thúc lần 1 từ 10 – 15 ngày.
d. Chăm sóc:
- Tưới nước: Sử dụng nguồn nước sạch, tuyệt đối không được dùng nước thải sinh hoạt, nước bị nhiễm bẩn để tưới. Sau khi gieo hoặc trồng tưới nước đủ ẩm, thường xuyên đảm bảo độ ẩm 80%.
- Khi bón thúc kết hợp tỉa cây, làm cỏ, xới xáo mặt luống, vun cao gốc khi bón thúc lần 2 để chống đổ.
3. Phòng trừ sâu bệnh:
Thường xuyên theo dõi phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh hại để có phương pháp phòng trừ đạt hiệu quả cao. Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp, chú trọng sử dụng biện pháp thủ công. Chỉ dùng các loại thuốc hoá học được phép sử dụng trên cây rau, đặc biệt là các loại thuốc có nguồn gốc sinh học. Khi cần thiết sử dụng đến thuốc BVTV phải đảm bảo thời gian cách ly khi thu hoạch.
4. Thu hoạch: Thu hoạch bằng cách nhổ cả cây hoặc tỉa lá chân, lá giữa để ăn dần. Thu hoạch những cây không bị sâu bệnh, dập nát, rửa bằng nước sạch để ráo nước rồi đưa ngay đến nơi tiêu thụ. Trong quá trình vận chuyển cần cẩn thận, tránh bị dập nát, bị héo.
 Chi cục bảo vệ thực vật
Nguồn sonongnghiephatinh.gov.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập329
  • Hôm nay46,124
  • Tháng hiện tại821,402
  • Tổng lượt truy cập91,995,131
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây